Phòng ngừa nguy hiểm cho thai nhi do nhóm máu RH- bằng cách nào?

07:20 - 31/03/2021 Lượt xem: 704

Ở Việt Nam có tới 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh+ (hoặc O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần) nhưng chỉ có 0,04%-0,07% số người thuộc nhóm máu Rh- (hoặc O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-). Nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% là nhóm máu hiếm và dưới 0,01% là nhóm máu rất hiếm. Người có nhóm máu hiếm Rh- ở nước ta thuộc cộng đồng người có nhóm máu hiếm; thống kê cho thấy trong 10000 người thì chỉ có 4-7 người có nhóm máu Rh-.

1. Mẹ mang nhóm máu Rh âm nguy hiểm cho thai như thế nào?

Việc thuộc nhóm máu hiếm khiến người này phải đối diện với khả năng rủi ro cao hơn người khác rất nhiều vì một số lý do sau:

  • Khi cần truyền máu gấp trong các trường hợp tai nạn, phẫu thuật cấp cứu… ;không phải lúc nào nhóm máu này cũng có sẵn để truyền tại các bệnh viện và các cơ sở y tế.
  • Trường hợp mẹ có nhóm máu Rh-, bố có nhóm máu Rh+; theo quy luật di truyền sẽ có ít nhất 50% trẻ sinh ra sẽ có nhóm máu Rh+ giống bố. Ở lần mang thai thứ nhất con mang nhóm máu Rh+ giống bố phát triển bình thường cho đến khi ra đời nếu quá trình mang thai bánh nhau không bị tổn thương. Tuy nhiên ở lần mang thai thứ 2, nếu trường hợp con vẫn có nhóm máu RH+ thì thường sẽ gặp phải sự cố bất đồng nhóm máu với nhóm máu của mẹ là Rh-. Cơ thể mẹ sinh ra kháng thể đi qua bánh nhau chống lại kháng nguyên Rh+; trong nhóm máu của con gây ngưng kết hồng cầu hay còn gọi là tan máu. Hậu quả xảy ra có thể gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non; trẻ sinh ra bị thiểu năng trí tuệ; tan máu, phải thay máu thường xuyên…
  • Với phụ nữ có nhóm máu Rh- khi mang thai có nhóm máu Rh+ có thể xảy ra tai biến truyền máu ngay tại lần nhận máu Rh+ đầu tiên. Không phải lúc nào nhóm máu Rh- này cũng có sẵn để truyền tại các bệnh viện và các cơ sở y tế.

Phòng ngừa nguy hiểm cho thai nhi do nhóm máu RH- bằng cách nào

2. Phòng ngừa nguy hiểm cho thai nhi do nhóm máu RH- bằng cách nào

Cần biết bản thân mình mang nhóm máu gì, nếu thuộc các nhóm máu hiếm cần có tâm lý sẵn sàng chuẩn bị trường trường hợp xấu nhất khi cần truyền máu.

Sự nghiêm trọng trong bất đồng giữa nhóm Rh+ và Rh- bắt buộc chúng ta phải hiểu rõ và thực hiện các biện pháp để phòng ngừa; và giảm thiểu nguy cơ nguy hiểm cho thai nhi trong quá trình mang bầu. Cần biết bản thân mình mang nhóm máu gì; nếu thuộc các nhóm máu hiếm cần có tâm lý sẵn sàng chuẩn bị trường trường hợp xấu nhất khi cần truyền máu. Đặc biệt đối với phụ nữ có nhóm máu Rh- cần được quản lý theo dõi thai kỳ một cách chặt chẽ và đúng cách. Mẹ bầu có nhóm máu Rh- cần dự phòng anti-D nếu chồng có nhóm máu RH+. Sử dụng kháng thể miễn dịch D cần được tiến hàng dưới sự tư vấn chỉ định của bác sĩ:

Theo dõi thiếu máu thai nhi và hiệu quả kháng thể miễn dịch chống D 2 tuần/lần cho sản phụ; hiệu giá kháng thể miễn dịch chống D âm tính thì dự phòng định kỳ bằng anti-D.

Việc sử dụng anti-D như sau: Trong quá trình mang thai: có 2 cách dùng và hiệu quả tương tự như nhau;

  • Cách 1:

2 liều anti-D IgG 500 IU – 625 IU vào tuần thứ 28 và 34 của thai kỳ (Nếu tiêm anti-D vào tuần 28 thì tuần 34 có thể tiêm luôn anti-D mà không cần làm xét nghiệm hiệu giá kháng thể miễn dịch lại).

  • Cách 2:

Tiêm 1 liều anti-D IgG 1500 IU duy nhất vào tuần thứ 28 của thai kỳ.

Bên cạnh đó, cũng cần dự phòng sau sinh, tiêm anti-D IgG 500IU – 1500 IU trong vòng 72 giờ sau khi sinh (nếu con sinh ra có nhóm máu Rh(D) dương tính).

Bằng cách trên mẹ bầu có nhóm máu RH- sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ nguy hiểm cho thai nhi; đảm bảo an toàn và sự phát triển của thai nhi.

3. Có thể dự phòng kháng thể Rhesus?

Một khi đã sản xuất kháng thể, kháng thể sẽ tồn tại trong máu mẹ vĩnh viễn.

Vì vậy điều quan trọng là dự phòng trong lần mang thai đầu tiên.

Anti-D – immunoglobulin là chất giúp mẹ dự phòng tạo kháng thể Rh.

Tiêm vào cơ vùng đùi. Anti-D hoạt động bằng cách phá hủy nhanh chóng tế bào hồng cầu thai nhi; trong tuần hoàn mẹ trước thời gian mẹ tạo kháng thể. Như vậy mẹ sẽ không tạo kháng thể chống lại hồng cầu thai nhi trong thai kỳ kế tiếp.

Anti-D đã được dùng từ 1969 và dùng sau khi bất cứ nguy cơ khi nào máu thai vào tuần hoàn mẹ. Nhờ vậy ngày nay tỉ lệ tán huyết thai nhi do bất tương hợp yếu tố Rh hiếm gặp.

Nếu trong cơ thể người mẹ đã tạo kháng thể Rhesus thì việc cho anti-D không còn giúp ích nữa. Vì AntiD không loại bỏ được kháng thể đã có.

4. ANTI-D được sản xuất như thế nào và có nguy hiểm cho mẹ và thai ?

Anti-D được lấy từ huyết tương người cho.

Qui trình lấy huyết tương: qua 2 lần phỏng vấn về cách sống và tiền sử bệnh.

Người cho được sàng lọc về HIV, VGSV B, VGSV C

Việc sản xuất Anti-D tại Anh được kiểm soát chặt chẽ và chắc chắn rằng khả năng lây nhiễm virus từ người cho qua người nhận rất thấp: khoảng 1/10.000 tỉ liều.

Đôi khi Anti-D gây ra phản ứng dị ứng cho mẹ nhưng hiếm gặp. Sau tiêm thai phụ cần lưu lại BV trong 20 phút, nếu có phản ứng khó chịu nào phải báo ngay cho nhân viên y tế.

Anti-D không ảnh hưởng trên thai. Mẹ tiêm Anti-D vẫn cho bé bú được bình thường

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ; với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Ý nghĩa của xét nghiệm đông máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm Amylase
Lợi ích của xét nghiệm định lượng albumin máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm albumin
Mục đích và chỉ định xét nghiệm ACTH