googleb578e89369db4e48.html

Phòng ngừa thiểu ối khi mang thai

08:34 - 07/02/2022 Lượt xem: 498 Tác giả: Thanh Nga

Thiểu ối là thể tích dịch ối giảm hơn so với tuổi thai, có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi thai nào. Biểu hiện lâm sàng không rầm rộ như đa ối. Gọi là thiểu ối khi chỉ số ối dưới 50mm, hoặc chỉ số ối giảm 25% mỗi tuần khi tuổi thai trên 41 tuần.

Cũng như đa ối, thiểu ối chia làm hai loại: thiểu ối cấp và thiểu ối mãn.

Thiểu ối cấp thường do vỡ ối gây ra. Trong khi đó, thiểu ối mãn thường do bệnh lý của thai gây ra và khó điều trị, tỉ lệ tử vong chu sản cao.

1. Nguyên nhân gây thiểu ối

- Ối vỡ non, ối vỡ sớm

- Thai dị dạng:

  • Bệnh lý hệ tiết niệu của thai: không có thận, teo niệu quản bẩm sinh, thận không phát triển, tắc niệu quản. Tứ chứng Fallot
  • Dị dạng hệ thần kinh trung ương: thai vô sọ, thoát vị màng não.
  • Bệnh lý về nhiễm sắc thể: Ba nhiễm sắc thể 18, hội chứng Turner, thoát vị hoành…

- Thai thiếu oxy máu mãn

  • Thai chậm phát triển trong tử cung trong trường hợp mẹ cao huyết áp, mẹ thiếu máu, thai quá ngày sinh, thai quá ngày sinh, dây rốn của thai bị chèn ép, bệnh lý dây rốn làm cản trở tuần hoàn thai nhi.

- Truyền máu thai sinh đôi chung tuần hoàn

2. Cơ chế bệnh sinh

Vỡ ối non là nguyên nhân thường gặp nhất của thiểu ối cấp, tỉ lệ ối vỡ non vào khoảng 2%.

Thiểu ối mạn có thể do thai dị dạng lớn hay thiếu oxy trường diễn. Số lượng lớn của dịch ối là nước tiểu của thai nhi. Trong những trường hợp tắc đường tiết niệu hoặc rối loạn chức năng thận sẽ dẫn đến giảm thiểu sự tạo thành dịch ối.

Thai thiếu oxy có thể là hậu quả suy tuần hoàn tử cung rau, do mẹ thiếu oxy, dây rau bị chèn ép trong khi mang thai. Lúc này sẽ có sự phân bố lại lưu lượng máu tới các cơ quan, những tạng được ưu tiên như não, tim, tuyến thượng thận. Còn ruột, các cơ, lách và hai thận ít được ưu tiên dẫn đến tình trạng lưu lượng máu tới thận bị giảm và lượng nước tiểu bài xuất ít đi. Người ta cũng thấy rằng khi lưu lượng máu tới thận giảm thai có thể tiết ra vasopressin và catecholamine có tác dụng làm giảm bài tiết của thận.

Dịch ối vừa có tác dụng bảo vệ thai vừa có tác dụng dinh dưỡng cho thai, vì vậy khi thiểu ối thai sẽ kém phát triển, dễ bị suy thai trong khi chuyển dạ và tỉ lệ tử vong chu sản cao.

3. Triệu chứng và chẩn đoán

- Triệu chứng lâm sàng chỉ có giá trị gợi ý

Nghi ngờ thiểu ối khi nắn đáy tử cung thấy rõ các phần thai mà không cảm thấy có nước ối, khó làm động tác di động đầu thai. Lúc vỡ ối không thấy nước thấy có nước ối. Hồi cứu lâm sàng sau khi đẻ hoặc mổ đẻ mở tử cung lấy thai không thấy nước ối trong buồng tử cung mới xác định được chẩn đoán là thiểu ối.

- Chẩn đoán xác định thiểu ối dựa vào kết quả siêu âm

siêu âm khảo sát thiểu ối khi mang thai

Khi thai đủ tháng, chỉ số ối trung bình là 124+- 46mm. Thiểu ối khi chỉ số ối dưới 50mm. Khi thai trên 41 tuần mà mỗi tuần chỉ số ối giảm 25% được gọi là thiểu ối.

4. Các biện pháp điều trị bệnh thiểu ối

Thiểu ối điều trị theo nguyên nhân. Ở mỗi giai đoạn thai kỳ mà có những nguyên nhân khác nhau từ đó đưa ra cách xử trí và chữa trị kịp thời, cụ thể:

  • Hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và làm xét nghiệm dịch âm đạo để loại trừ rỉ ối, vỡ ối
  • Siêu âm tiền sản nhằm khảo sát và phát hiện các bất thường hình thái thai, đặc biệt bệnh lý hệ niệu của bào thai như các trường hợp loạn sản thận, tắc nghẽn đường niệu.
  • Siêu âm tim thai, siêu âm Doppler (AFI, Doppler động mạch não giữa), monitor sản khoa trong trường hợp có kèm thai chậm phát triển trong tử cung.

Tùy vào tuổi thai và có hướng xử trí và điều trị khác nhau, cụ thể như sau:

  • Thiểu ối trong 3 tháng đầu: khả năng bệnh lý về thai nhi là cao, nguyên nhân từ trong trứng phôi và bệnh lý của mẹ. Vì vậy cần xác định nguyên nhân, có thể chấm dứt thai kỳ  khi phát hiện nguyên nhân từ mẹ hay từ phôi thai, sau đó điều trị nguyên nhân triệu để nhất là bệnh lý đặc biệt từ mẹ
  • Thiểu ối trong 3 tháng giữa: xác định nguyên nhân gây ra thiểu ối, đặc biệt bệnh lý dị tật ở hệ tiết niệu kèm các dị tật bẩm sinh khác cần thiết có thể chấm dứt thai kỳ, siêu âm định kỳ 1-2 lần/tuần cho đến lúc sinh. Có thể dùng thuốc trở thành phổi từ tuần 34 trở đi
  • Thiểu ối 3 tháng cuối: nghỉ ngơi, uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 3l nước/ngày, có thể nhập viện truyền dịch. Siêu âm định kỳ 1-2 lần/tuần cho đến lúc sinh. Có thể dùng thuốc trở thành phổi từ tuần 34 trở đi

Có thể tiến hành truyền ối trong trường hợp nước ối quá ít, cần cân nhắc vì có thể xảy ra tai biến trong quá trình thực hiện thủ thuật. Cần tư vấn lợi ích và tai biến cho bệnh nhân và người nhà.

5. Phòng ngừa thiểu ối

Hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa thiểu ối thật hữu hiệu, cần ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ dẫn đến thiểu ối như:

  • Điều trị các bệnh mãn tính: cao huyết áp, bệnh thận, đái đường, viêm nhiễm đường sinh dục trước khi có thai
  • Khi có thai, đặc biệt ở ba tháng đầu cần thận trọng khi dùng bất kỳ thứ thuốc gì, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa khi dùng thuốc.
  • Khi có thai nếu bị viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục cần phải được điều trị tốt tránh rỉ ối, ối vỡ non dẫn đến thiểu ối.
  • Cần phải khám thai định kỳ để phát hiện sớm những bất thường về thai nghén đặc biệt thai quá ngày sinh.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Vô sinh thứ phát: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Đặt vòng vẫn có thai - Nguyên nhân do đâu?
Tháo vòng tránh thai và những điều cần biết
Sau sảy thai - Những điều nên và không nên
Quy trình tháo que cấy tránh thai và những điều cần lưu ý