googleb578e89369db4e48.html

Phụ nữ bị ứ dịch vòi trứng có thể mang thai không?

11:53 - 26/11/2024 Lượt xem: 9

Tại sao ứ dịch vòi trứng có thể gây vô sinh?

Vòi trứng hay ống dẫn trứng là cơ quan có vai trò quan trọng trong quá trình thụ tinh và sinh sản. Những tổn thương, viêm nhiễm không được điều trị hiệu quả có thể dẫn đến ứ dịch vòi trứng - một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.

1. Tìm hiểu về ứ dịch vòi trứng

Ứ dịch vòi trứng hay tắc dịch vòi trứng là hiện tượng vòi trứng một bên hoặc cả hai bên bị cản trở, tắc nghẽn bởi các chất dịch và mủ. Ống dẫn trứng bị tắc có thể ngăn cản tinh trùng kết hợp với trứng hoặc ngay cả khi đã diễn ra quá trình thụ tinh thì tình trạng này cũng có thể khiến phôi khó cấy vào làm tổ tại buồng tử cung bởi ảnh hưởng của khối dịch tích tụ.

Theo thống kê thì có đến 30% các trường hợp vô sinh, hiếm muộn liên quan đến vấn đề về ống dẫn trứng và có đến 25% trong số đó gây ra bởi ứ dịch ống dẫn trứng.ứ dịch vòi trứng, ứ dịch ống dẫn trứng, tắc vòi trứng, tử cung, vòi tử cung, buồng trứng, tắc ống dẫn trứng

2. Nguyên nhân gây ứ dịch vòi trứng

Việc nắm rõ được nguyên nhân gây ra ứ tụ dịch tại ống dẫn trứng sẽ giúp chị em có những biện pháp chủ động phòng ngừa hiệu quả. Những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Trường hợp đang mắc các bệnh lý phần phụ: viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm dính vòi trứng,... chưa được điều trị dứt điểm.
  • Mắc các bệnh lây qua đường tình dục: bệnh lậu, Chlamydia
  • Tiền sử can thiệp phẫu thuật tại vùng chậu, các cơ quan sinh dục có thể dẫn đến hình thành các mô sẹo gây ứ dịch
  • Biến chứng do nạo hút thai không an toàn

3. Làm thế nào để nhận biết ứ dịch vòi trứng

Ứ dịch tại ống dẫn trứng thường khó phát hiện bởi những triệu chứng không điển hình, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác. Theo chia sẻ thì hầu hết các bệnh nhân phát hiện mình bị mắc các vấn đề về vòi trứng khi đi khám vô sinh. Tuy nhiên, nếu gặp phải những dấu hiệu sau đây, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa để được tiến hành siêu âm và chẩn đoán kịp thời.

  • Đau vùng bụng dưới âm ỉ hoặc dữ dội, đặc biệt là trong kì kinh nguyệt
  • Rối loạn kinh nguyệt, máu kinh có màu bất thường, lượng máu ra nhiều
  • Âm đạo tiết dịch bất thường, có mùi, có thể kèm đau bụng
  • Trường hợp khó có thai nên đi kiểm tra vì rất có thể nguyên nhân bắt nguồn từ những tổn thương tại vòi trứng

4. Ứ dịch vòi trứng nguy hiểm ra sao?  

Ứ dịch vòi trứng nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Vô sinh: Ứ dịch vòi trứng khiến lòng ống dẫn trứng bị chít hẹp, cản trở quá trình tinh trùng tiếp cận trứng. Khi không được điều trị đúng cách, ứ dịch có thể dẫn đến tắc ống dẫn trứng khiến thụ thai không thể diễn ra. 
  • Nguy cơ thai ngoài tử cung: sau khi quá trình thụ tinh diễn ra, phôi thai sẽ di chuyển đến buồng tử cung để làm tổ. Ống dẫn trứng bị ứ tắc dịch có thể khiến phôi không di chuyển tiếp mà làm tổ ngay tại thành ống dẫn trứng gây tình trạng thai ngoài tử cung. Đây là biến chứng sản khoa nghiêm trọng, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ
  • Nguy cơ cắt bỏ vòi trứng: Tình trạng ứ dịch vòi trứng nếu để kéo dài và không được điều trị đúng cách rất dễ dẫn đến viêm nhiễm nặng thậm chí đến mức phải cắt bỏ vòi trứng. 
  • Viêm nhiễm niêm mạc tử cung: đây là biến chứng xảy ra khi dịch rỉ ra chảy vào tử cung làm niêm mạc tử cung bị viêm nhiễm. 
  • Nguy cơ đối với thai IVF: dịch viêm từ khối tụ có thể rò rỉ vào buồng tử cung gây ảnh hưởng xấu đến phôi thai

ứ dịch vòi trứng, ứ dịch ống dẫn trứng, tắc vòi trứng, tử cung, vòi tử cung, buồng trứng, tắc ống dẫn trứng

5. Ứ dịch vòi trứng có thể mang thai không?

Việc đánh giá khả năng mang thai của những phụ nữ có dịch ứ tại vòi trứng còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương và tắc nghẽn.

- Nếu bị tắc một bên vòi trứng, bạn vẫn có khả năng mang thai khi bên vòi trứng còn lại hoạt động bình thường

- Trong trường hợp viêm nhiễm nặng, có chỉ định cắt bỏ vòi trứng. Khi cắt bỏ một bên vòi trứng, bạn hoàn toàn có thể mang thai tự nhiên nếu vòi trứng bên còn lại và buồng trứng không xảy ra vấn đề gì. Tuy nhiên khả năng thụ thai thành công sẽ giảm đi một nửa. Một số trường hợp phải cắt bỏ cả hai bên vòi trứng, bạn vẫn có thể mang thai nhờ vào các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

- Bên cạnh đó, khi có ứ dịch, dịch có thể rò rỉ vào lòng tử cung cản trở phôi làm tổ và tác động đến quá trình phát triển của phôi thai gây nguy cơ sảy thai

- Tỷ lệ mang thai trong các trường hợp có vấn đề tại ống dẫn trứng sẽ cao hơn khi thực hiện phương pháp IVF

6. Ứ dịch vòi trứng có thể điều trị không?

Tuỳ vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp

  • Sử dụng kháng sinh: nếu ứ dịch gây ra bởi các bệnh lý nhiễm trùng, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng kháng sinh điều trị. Để đạt được hiệu quả, nên kết hợp điều trị cho cả bạn tình
  • Phẫu thuật nội soi: tiến hành thông tắc vòi trứng bằng catheter hoặc nội soi gỡ dính vòi trứng nếu viêm dính. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật nội soi là khá nhanh
  • Cắt bỏ ống dẫn trứng: thường được chỉ định trong những trường hợp ứ tắc, nhiễm trùng nặng khi mà phẫu thuật nội soi không thể thông được hoàn toàn vòi trứng. Việc cắt bỏ vòi trứng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai tự nhiên 
  • Nếu ứ dịch xuất phát từ lạc nội mạc tử cung có thể can thiệp loại bỏ mô bất thường
  • Chích xơ: là phương pháp hút dịch ra bằng kim, đồng thời tiêm thuốc ngăn dịch tích tụ. Phương pháp này ít xảy ra biến chứng nhưng tỉ lệ tái phát khá cao

 

Để đặt lịch siêu âm và theo dõi thai kỳ tại Phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai siêu âm thai và khám phụ khoa ở đâu? 

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,... quan tâm và tin tưởng.

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?