Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
23:18 - 20/11/2024 Lượt xem: 9 Tác giả: Thanh Nga
Mắc bệnh lý lạc nội mạc tử cung có thể mang thai không?
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý phụ khoa phổ biến với tỷ lệ mắc phải lên đến 10% ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, thực tế con số này có thể cao hơn do bệnh không có triệu chứng điển hình và nhiều trường hợp không được phát hiện ra. Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lạc nội mạc tử cung có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng về khả năng sinh sản. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng, dấu hiệu nhận biết và các yếu tố nguy cơ lạc nội mạc tử cung hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu về lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là một tình trạng bệnh lý, trong đó, các mô đáng lẽ phát triển trong lòng tử cung lại được tìm thấy tại những vị trí khác bên trong khung chậu hoặc khoang bụng như: cơ tử cung, buồng trứng, dây chằng tử cung cùng, phúc mạc, túi cùng sau, vòi trứng, bàng quang, cổ tử cung, sẹo phẫu thuật,...
Nội mạc tử cung là lớp tế bào lót trong lòng tử cung. Dưới sự tác động của của nội tiết tố estrogen và progesterone, những tế bào này sẽ tăng sinh và bong tróc gây ra kinh nguyệt hàng tháng ở nữ giới.
Tương tự, các nội mạc tử cung bị lạc chỗ cũng có đặc tính giống với niêm mạc tử cung, tăng sinh và bong ra dưới tác động của hormon, thúc đẩy sự hình thành các phản ứng viêm tại chỗ.
2. Triệu chứng lạc nội mạc tử cung
Triệu chứng lạc nội mạc tử cung ở mỗi người có thể khác nhau. Thậm chí, nhiều trường hợp còn không có triệu chứng cho đến khi nó gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh.
Sau đây là những biểu hiện thường gặp:
- Đau lưng và vùng bụng dưới theo chu kì.
- Đau vùng chậu mạn tính
- Đau khi quan hệ
- Đau khi đại tiện hoặc tiểu tiện, có thể lẫn máu trong phân hoặc nước tiểu
- Ra máu bất thường giữa chu kỳ
- Rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón khi hành kinh
Do triệu chứng không quá điển hình nên lạc nội mạc tử cung dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như: u buồng trứng, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, polyp nội mạc tử cung... Vậy nên, khi thấy có các dấu hiệu nghi ngờ trên, bạn nên đi khám để được chẩn đoán, phát hiện sớm những bất thường nhằm đưa ra giải pháp can thiệp kịp thời.
3. Lạc nội mạc tử cung đến từ nguyên nhân nào?
Sau đây là một số giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất về nguyên nhân của lạc nội mạc tử cung:
- Kinh nguyệt trào ngược mang theo các tế bào nội mạc tử cung trở lại, lắng đọng ở ống dẫn trứng và vùng chậu. Tại đây, các tế bào lạc chỗ này sẽ cấy vào và tiếp tục tăng sinh.
- Can thiệp các thủ thuật tại vùng tiểu khung như điều trị viêm tử cung, mổ lấy thai khiến các tế bào mô nội mạc tủ cung dễ bám dính
- Tác động từ hormone: nồng độ estrogen cao cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý này
4. Lạc nội mạc tử cung có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?
Theo thống kê thì có đến 30% các trường hợp vô sinh, hiếm muộn xuất phát từ nguyên nhân liên quan đến lạc nội mạc tử cung. Khoảng ⅓ trường hợp mắc bệnh lý này không thể mang thai tự nhiên. Các mô nội mạc tử cung lạc chỗ ở vòi trứng có thể là nguyên nhân khiến vòi trứng viêm dính, tắc nghẽn hoặc biến đổi giải phẫu gây cản trở quá trình tinh trùng gặp trứng để thụ tinh, ngăn cản trứng đã thụ tinh di chuyển đến lòng tử cung để làm tổ. Bên cạnh đó, lạc nội mạc tử cung có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển phôi thai, nang noãn, chất lượng noãn và quá trình phóng noãn. Mặc dù nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản là khá cao, tuy nhiên, các trường hợp lạc nội mạc tử cung thể nhẹ vẫn có thể mang thai. Vậy nên, phụ nữ mắc bệnh lý này không nên trì hoãn việc có con do bệnh có thể ngày càng diễn tiến nặng lên.
5. Những ai nên tầm soát lạc nội mạc tử cung?
Tất cả nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh lý này. Tuy nhiên, khả năng sẽ cao hơn nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng sau:
- Tiền sử gia đình có mẹ, chị em gái mắc bệnh
- Bắt đầu có kinh nguyệt sớm
- Chu kì kinh nguyệt dưới 27 ngày và ra máu trong nhiều ngày
- Có bất thường tại cơ quan sinh sản
- Có vấn đề khiến kinh nguyệt không thể thoát ra bình thường
6. Điều trị lạc nội mạc tử cung thế nào?
Với mục tiêu giảm triệu chứng, ngăn ngừa tái phát và tăng khả năng mang thai cho phụ nữ, các bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của bạn và đưa ra giải pháp can thiệp phù hợp:
- Sử dụng thuốc: thuốc được sử dụng có tác dụng ức chế sự phát triển của các mô nội mạc tử cung, hạn chế viêm dính, tắc vòi tử cung. Thời điểm này có thể kết hợp với các phương pháp hỗ trợ khả năng thụ thai
- Phẫu thuật cắt bỏ khối lạc nội mạc tử cung: nhược điểm là có thể làm nặng thêm tình trạng viêm dính trong quá trình loại bỏ, gỡ dính các vùng lạc nội mạc tử cung. Truờng hợp các mô nếu còn sót lại sẽ xảy ra nguy cơ tái phát khiến việc phẫu thuật có thể phải lặp lại.
Bởi lý do liên quan đến khả năng sinh sản mà việc đưa ra phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung còn cần dựa trên quan điểm cá thể hóa điều trị. Can thiệp ngay từ sớm liệu có gây tác động không tốt đến sinh lý bình thường hay để một thời gian thì liệu bệnh có tiến triển và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản? Vì vậy, với mỗi trường hợp khác nhau, cần tham khảo ý kiến chuyên gia để được theo dõi và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
Để đặt lịch tới Phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.
Ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai khám phụ khoa ở đâu?
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,... quan tâm và tin tưởng.