googleb578e89369db4e48.html

Phụ nữ có nên kiêng cữ sau sinh không ? và thời gian là bao lâu ?

07:15 - 08/04/2020 Lượt xem: 1754

Cho đến nay việc kiêng cữ sau sinh vẫn còn đang là vấn đề cần tranh cãi. Theo phương tây thì họ thường không chú ý nhiều đến việc kiêng cữ sau sinh. Nhiều người cho rằng việc ở cữ khiến họ không thoải mái, stress làm ảnh hưởng đến sự tiết sữa cộng thêm […]

Cho đến nay việc kiêng cữ sau sinh vẫn còn đang là vấn đề cần tranh cãi. Theo phương tây thì họ thường không chú ý nhiều đến việc kiêng cữ sau sinh. Nhiều người cho rằng việc ở cữ khiến họ không thoải mái, stress làm ảnh hưởng đến sự tiết sữa cộng thêm việc ăn uống quá kiêng khem sẽ không đủ chất cho con. Tuy nhiên theo ông bà ta có câu ‘ có kiêng có lành’ vậy quan niệm nào mới là đúng ? chúng ta hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm câu trả lời nhé !

Phụ nữ có nên kiêng cữ sau sinh không?

Người xưa có câu “gái chửa, cửa mả”; hay “phụ nữ đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc”. Câu nói này được hiểu rằng quá trình mang thai; sinh con vất vả và nguy hiểm đến nhường nào. Như một lẽ dĩ nhiên, sau khi vượt qua cái “cửa mả” ấy; người mẹ cần được nghỉ ngơi, phục hồi các tổn thương mà chúng ta gọi là ở cữ sau sinh.

Trong quá trình chuyển dạ, người mẹ mất rất nhiều sức lực; mất nhiều máu khiến cơ thể bị suy yếu; giảm sức đề kháng; vì vậy sau sinh mẹ nên kiêng cữ nghỉ ngơi; bổ sung dinh dưỡng hợp lý để cơ thể hồi phục trở về bình thường.

phụ nữ sau sinh có nên kiêng cữ không ?

Nên kiêng cữ trong thời gian bao lâu?

Theo quan niệm của ông bà ta phụ nữ sau sinh cần phải ở cữ trong vòng 100 ngày. Phụ nữ sẽ phải ở phòng kín, không nói chuyện với người lạ, không tắm rửa, không dùng điện thoại, không viết, không đọc báo, đọc sách, không được đánh răng… Vì sao lại phải kiêng nhiều như vậy ? Bởi vì các cụ cho rằng phụ nữ sau sinh cơ thể yếu ớt nếu không kiêng cữ sau này sẽ dễ bị ốm như đau nhức xương khớp, tay chân đau mỏi, nhức đầu, mỏi mắt, mỏi miệng…

Tuy nhiên, theo bác sĩ và các chuyên gia đã chứng minh việc kiêng cữ nên thực hiện trong 1 tháng.

Việc kiêng cữ còn tùy thuộc vào sức khỏe của từng người; nên không có quy định bắt buộc nào về vấn đề này. Người mẹ nên lắng nghe và cảm nhận cơ thể mình để lựa chọn cho mình thời gian kiêng cữ phù hợp.

Người mẹ sau sinh cần kiêng cữ như thế nào ?

      • Về dinh dưỡng sau sinh: mẹ bầu cần ăn đa dạng thức ăn, không kiêng khem quá mức dẫn đến thiếu chất, làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa. Chỉ nên kiêng những thực phẩm bị dị ứng, đồ ăn sẵn, đồ đông lạnh, đồ lên men như dưa cà muối, các chất kích thích, đồ có ga, đồ cay nóng.
      • Nghỉ ngơi: mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều hơn, tăng cường nằm nhiều giai đoạn sau sinh giúp mẹ đỡ bị đau lưng về sau.
      • Vận động: trong tháng đầu sau sinh bạn nên đi lại nhẹ nhàng, không làm việc nặng vì nếu làm việc nặng sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người mẹ, dễ bị sa dạ con.
      • Vệ sinh cá nhân: Sau sinh người mẹ cần giữ cơ thể luôn sạch sẽ tránh nhiễm khuẩn cho con. Theo bác sĩ khuyên sau 48h mẹ có thể tắm. Tuy nhiên cần lưu ý tắm nhanh, tắm nước ấm, trong phòng kín gió. Đánh răng hằng ngày nhưng nhẹ nhàng.
      • Quan hệ: Tốt nhất là sau 4-6 tuần sau sinh hoặc khi nào cơ thể của mẹ thật sự cảm thấy khỏe.

Không kiêng cữ sau sinh gây hậu quả gì ?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, không kiêng cữ là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh hậu sản sau này. Người mẹ rất dễ bị đau đầu, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, hay ốm, tâm trạng bất ổn. Do vậy, quan điểm cho rằng ở cữ là cổ hủ không hề chính xác.

Một số chứng bệnh hậu sản thường thấy nữa là: bị đau nhức xương khớp, sức khoẻ giảm sút, băng huyết hoặc tổn thương vết sinh mổ… Phần phụ của phụ nữ sau sinh cần khoảng thời gian 6 tuần để phục hồi. Việc không kiêng cữ quan hệ sớm sẽ dẫn đến những tổn thương phần phụ.

Việc kiêng cữ sau sinh mỗi mẹ mỗi quan điểm nhưng ông bà ta vẫn nói “có kiêng có lành”. Tuy một số quan điểm xa xưa nay đã không còn đúng nhưng không có nghĩa là tất cả đều sai. Mẹ cần sáng suốt tìm hiểu và lựa chọn cách kiêng cữ phù hợp sức khỏe bản thân mình nhất.

Để biết thêm kiến thức về chăm sóc mẹ bầu, chăm sóc sau sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh, các vấn đề sản phụ khoa mời bạn truy cập trang web: san43nguyenkhang.vn.

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết