Phụ nữ mang thai và những trường hợp không nên uống trà
01:06 - 23/05/2021 Lượt xem: 391
Trà có tác dụng lớn tới trong việc giảm stress. Phụ nữ mang thai dùng trà với số lượng vừa phải cũng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có những trường hợp không nên uống trà phụ nữ mang thai cần biết dưới đây:
1. Phụ nữ mang thai không nên uống trà khi cơ thể suy nhược
Tinh chất trong lá trà có thành phần có công năng phân giải chất béo, nếu người có cơ thể suy nhược hoặc thiếu dinh dưỡng, trà sẽ phân giải chất béo sẽ làm cho cơ thể càng thêm yếu và ốm.
2. Phụ nữ mang thai không nên uống trà khi bị thiếu máu
Sắt là nguyên liệu tạo máu. Nhưng chất tanin có trong trà có thể kết hợp với sắt để tạo thành các hợp chất không hoà tan, khiến cơ thể không nhận được đủ nguồn cung cấp sắt dễ gây thiếu máu nặng hơn. Vì vậy người thiếu máu không nên uống trà.
3. Phụ nữ mang thai không nên uống trà khi bị loét dạ dày
Trà là một loại chất kích thích bài tiết axit dạ dày. Uống trà có thể làm tăng lượng axit dạ dày, kích thích cho bề mặt loét. Vì vậy, thường xuyên uống trà đặc sẽ khiến bệnh tình tồi tệ hơn. Nhưng đối với những người bị loét nhẹ, có thể thưởng thức trà loãng sau khi uống thuốc 2 tiếng.
Ngoài ra, trà đen pha đường, sữa góp phần làm tiêu viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày, cũng có tác dụng nhất định đối với bệnh loét. Đặc biệt, uống trà còn có thể ngăn chặn sự tổng hợp của các hợp chất nitroso trong cơ thể, phòng ngừa đột biến tiền ung thư.
4. Phụ nữ mang thai không nên uống trà khi bị sốt
Trong trà có chứa hàm lượng tinh trà (Caffeine hay theine) rất lớn, chất này không những có tác dụng làm cho nhiệt trong cơ thể chúng ta tăng cao, mà còn giảm đi tác dụng của thuốc đang điều trị. Cho nên khi người bệnh uống thuốc cũng không được uống với nước trà, mà chỉ uống thuốc với nước đun sôi để nguội.
5. Mắc bệnh gan
Các chất có trong lá trà bao gồm caffein đại đa số đều phải chuyển hoá qua gan. Nếu gan có bệnh, lượng trà uống vào quá nhiều so với khả năng chuyển hoá sẽ làm tổn thương các mô gan.
6. Mắc bệnh sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu thông thường là sỏi canxi oxalate. Trong trà có chứa axit oxalic, sẽ kết hợp với canxi trong nước tiểu bài tiết, hình thành sỏi. Vì vậy, người bị sỏi tiết niệu được khuyến cáo không nên uống trà.
7. Phụ nữ mang thai không nên uống trà khi cao huyết áp
Khi pha, mỗi gam trà chỉ dùng dưới 50 ml nước sôi được coi là “trà đặc”. Phụ nữ mang thai cao huyết áp nếu uống quá nhiều trà đậm đặc, do tác dụng gây hưng phấn của chất caffein sẽ dẫn tới huyết áp tăng cao. Gây nguy cơ tiền sản giật, rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai.
8. Cẩn thận khi uống thuốc bằng nước trà
Thuốc có nhiều loại với các tính năng khác nhau. Có nên dùng trà để uống thuốc, hiện vẫn chưa có kết luận rõ ràng. Trong lá trà có chứa tannin, theophylline. Đó là những chất gây phản ứng hóa học với một số loại thuốc. Vì vậy, dùng trà để uống như sắt hoặc canxi sẽ khiến tác dụng của thuốc bị hạn chế.
Một số thảo dược Đông y như ma hoàng, câu đằng, hoàng liên cũng không nên uống cùng với nước trà. Ngoài ra, trong dân gian thường cho rằng khi uống các loại thuốc bổ như nhân sâm cũng không nên uống trà.
9. Không uống trà khi đói
Bụng rỗng uống trà sẽ làm loãng axit dạ dày, gây ức chế tiết dịch vị, cản trở tiêu hoá, thậm chí tạo nên hiện tượng “say trà” như đánh trống ngực, khó chịu dạ dày, hoa mắt, bồn chồn, và ảnh hưởng hấp thu protein, dẫn tới viêm niêm mạc dạ dày. Nếu bị “say trà”, có thể ngậm kẹo hoặc uống ít nước đường, giúp giảm nhẹ triệu chứng.
10. Không uống trà để qua đêm
Pha trà xong nên uống ngay. Nước trà để lâu không những làm mất đi vitamin và các thành phần dinh dưỡng khác, mà còn dễ biến chất chua, uống vào dễ sinh bệnh.