Phương pháp trứng trưởng thành trong ống nghiệm là gì ?
04:31 - 24/04/2020 Lượt xem: 467
Những trứng non thu được từ những nang noãn thứ cấp có thể nuôi trong ống nghiệm thành trứng trưởng thành có thể thụ tinh được đã mở ra một cánh cửa mới trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản đó chính là phương pháp trứng trưởng thành trong ống nghiệm. 1. Phương pháp trứng […]
Những trứng non thu được từ những nang noãn thứ cấp có thể nuôi trong ống nghiệm thành trứng trưởng thành có thể thụ tinh được đã mở ra một cánh cửa mới trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản đó chính là phương pháp trứng trưởng thành trong ống nghiệm.
1. Phương pháp trứng trưởng thành trong ống nghiệm là gì ?
Nuôi trứng non trưởng thành trong ống nghiệm (IVM) là phương pháp lấy trứng từ buồng trứng chưa được kích thích; đem nuôi cấy trong môi trường phòng thí nghiệm (in vitro); để tạo ra các tế bào trứng trưởng thành phục vụ cho các quy trình hỗ trợ sinh sản khác.
Phương pháp IVM được phát triển do 2 nhà khoa học Pincus và Enzmann (1963). Năm 1991, Cha và cộng sự đã công bố về ca mang thai đầu tiên sử dụng phương pháp IVM.
Kỹ thuật IVM mang lại hàng loạt các lợi ích cho bệnh nhân như: thuận tiện hơn; thời gian điều trị ngắn hơn; tiêm thuốc ít hơn; chi phí điều trị thấp hơn; kỹ thuật điều trị an toàn hơn.
2. Chỉ định dùng IVM
Một số trường hợp nên dùng IVM
- Phụ nữ mắc đa nang buồng trứng với số nang trứng thứ cấp từ 10 trở lên, đáp ứng kém với các kích thích.
- Phụ nữ trẻ từ 35 tuổi trở xuống; có kinh nguyệt bình thường hoặc đang mắc bệnh ung thư.
- Các trường hợp đã làm IVF thất bại hoặc đã xác định nguyên nhân vô sinh đến từ “yếu tố nam”.
Tuy nhiên, đối tượng chính của IVM vẫn là phụ nữ mắc đa nang buồng trứng. Số nang trứng thứ cấp cũng là cơ sở tiên quyết để quyết định có nên thực hiện IVM hay không. Nếu kết quả siêu âm cho thấy số nang trứng thứ cấp từ 5 trở xuống thì IVM sẽ được khuyến cáo không nên sử dụng.
Kinh nghiệm lâm sàng hiện nay cho thấy IVM nên là ưu tiên hàng đầu chứ không phải là biện pháp cuối cùng.
3. Quy trình thực hiện IVM
- Bước 1: Những quả trứng rất nhỏ, chưa trưởng thành trong mô buồng trứng được đặt vào môi trường nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và bắt đầu phát triển.
- Bước 2: Sau khi giai đoạn phát triển ban đầu, trứng đã tăng trưởng và to gấp đôi kích thước ban đầu. Các nang trứng chứa trứng được tách ra trước khi bước vào giai đoạn tăng trưởng và theo dõi.
- Bước 3: Trứng và các tế bào xung quanh được lấy ra khỏi dung dịch nuôi cấy để bước vào giai đoạn phát triển hơn nữa trên màng giàu chất dinh dưỡng.
Mặc dù vẫn còn kém hiệu quả hơn nhiều so với IVF, trong đó phụ nữ được tiêm hoóc-môn kích trứng để làm nhiều trứng chín cùng một lúc và mang lại cơ hội thụ thai tốt nhất, song đây sẽ là một con đường khác với những trường hợp không thể thực hiện IVF.
4. Ưu điểm của IVM
- Kỹ thuật IVM mang lại hàng loạt các lợi ích cho bệnh nhân như:
- Thuận tiện hơn.
- Thời gian điều trị ngắn hơn.
- Tiêm thuốc ít hơn.
- Không dùng thuốc kích trứng, nên giảm được 100% nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng.
- Chi phí điều trị thấp hơn.
- Kỹ thuật điều trị an toàn hơn.
5. Những rủi ro khi làm IVM
Tuy rất có triển vọng, nhưng các kết quả cũng cho thấy những hạn chế của nghiên cứu.
Có những dấu hiệu cho thấy phôi có thể bất thường và khả năng thụ tinh còn chưa rõ, và buồng trứng của các bé gái trước tuổi dậy thì “sẽ ở giai đoạn sớm và có lẽ khá khác so với buồng trứng của người trưởng thành.
Kỹ thuật IVM là kĩ thuật khó đòi hỏi sự khéo léo, cần cù và tỉ mỉ. Do buồng trứng không được kích thích nên có kích thước rất nhỏ, khâu hút trứng đòi hỏi phải khéo léo mới hút được nhiều. Khi nuôi trưởng thành cũng đòi hỏi phải tuân thủ điều kiện hết sức nghiêm ngặt và mất thời gian theo dõi thường xuyên.