googleb578e89369db4e48.html

Progesterone trong dự phòng sinh non

11:39 - 08/12/2021 Lượt xem: 584 Tác giả: Thu Hoàng

1. Tổng quan về sinh non

Sinh non là tình trạng xảy ra khi trẻ được sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Có khoảng 70% các ca sinh non xảy ra một cách tự nhiên, 30% các ca sinh non còn lại có thể do các do các quyết định y khoa hoặc là kết quả của các bệnh lý trên người mẹ hoặc thai nhi (tiền sản giật, nhau thai tiền đạo, thai chậm phát triển trong tử cung,...).

Sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật về thần kinh và tử vong cho trẻ sơ sinh. Những yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non gồm: tiền sử sinh non trước đó, chảy máu âm đạo, mang đa thai, chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp, nhiễm trùng đường sinh dục,...

progesteron

2. Vai trò của progesteron trong dự phòng sinh non

Progestogen là 1 trong 5 loại hormone steroid. Progestogen được chia thành 2 nhóm, nhóm ngoại sinh (progestin) và nhóm nội sinh (progesterone).

Progesterone là một hormone được cơ thể tạo ra, đóng vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ. Trong giai đoạn đầu, progesterone giúp tử cung phát triển và giảm hiện tượng co bóp, giúp giảm nguy cơ sảy thai (vì nếu cơn co tử cung xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể dẫn tới sảy thai – tình trạng thai chết trong tử cung trước 20 tuần).

Đối với giai đoạn sau của thai kỳ, progesterone giúp tuyến vú phát triển để sẵn sàng tiết sữa và giúp phổi hoạt động tốt hơn để cung cấp nhiều oxy hơn cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, progesterone cũng điều chỉnh các phản ứng miễn dịch bằng việc giảm sản xuất các cytokine tiền viêm và giãn cơ trơn, từ đó ngăn chặn hoạt động của oxytocin và ức chế sự hình thành của phản ứng kích hoạt co cơ trơn tử cung. Đặc biệt, progesterone còn ngăn cản quá trình tự hủy của tế bào màng bào thai.

Sinh non là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong chu sinh và các bệnh lý khác. Progestogen đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa sinh non tự phát ở 2 nhóm phụ nữ: phụ nữ có tiền sử sinh non, mang đơn thai và phụ nữ mang đơn thai có cổ tử cung ngắn. Khi dùng Progestogen để phòng ngừa sinh non, thai phụ cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.

3. Sử dụng progesteron như thế nào?

Có 2 dạng sử dụng progesterone trong phòng ngừa sinh non là:

  •  Progesterone đặt âm đạo

Giảm nguy cơ sinh non trong trường hợp phụ nữ mang đơn thai và có cổ tử cung ngắn. Cổ tử cung ngắn nghĩa là chiều dài kênh cổ tử cung ngắn hơn bình thường (<20mm), dẫn đến hiện tượng cổ tử cung mở sớm hơn, trước khi thai nhi sẵn sàng chào đời. Bác sĩ có thể chỉ định sản phụ sử dụng progesterone đặt âm đạo gel, dạng viên đạn hay viên nang.

Ưu điểm của progesterone đặt âm đạo là khả dụng sinh học trên tử cung cao vì tác dụng lên tử cung trước khi chuyển hóa lần đầu ở gan. Tuy vậy, progesterone đặt âm đạo cũng có thể gây kích ứng âm đạo gây khó chịu, nhưng tác dụng phụ toàn thân ít hơn. Và do progesterone đặt âm đạo có thời gian bán thải khoảng 13 giờ nên thường được đặt mỗi ngày, liều dùng 90 mg - 400 mg;

  • Progesterone tiêm

Giảm nguy cơ sinh non trong trường hợp đơn thai có tiền sử sinh non, loại progesterone này có thành phần là 17 alpha-hydroxyprogesterone caproate (còn gọi là 17P). Bác sĩ thường chỉ định sử dụng progesterone tiêm cho thai phụ bắt đầu từ tuần 16 - 24 và cho đến tuần 36 của thai kỳ. Thuốc chích ngừa là Makena (một loại biệt dược) hoặc hợp chất pha trộn (sử dụng cho những trường hợp bị dị ứng với thành phần của Makena). Khi tiêm thuốc, thai phụ có thể có cảm giác khó chịu ở vị trí tiêm.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn

 

 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết