Quá trình sinh mổ diễn ra thế nào và cần chuẩn bị điều gì?
08:01 - 17/08/2020 Lượt xem: 276
Sinh mổ được áp dụng trong trường hợp cấp cứu, hoặc mổ chủ động với nhiều ca bệnh khác nhau. Đối với nhiều mẹ bầu, quá trình sinh mổ diễn ra như thế nào vẫn còn là điều thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó giúp các mẹ bầu. Quá […]
Sinh mổ được áp dụng trong trường hợp cấp cứu, hoặc mổ chủ động với nhiều ca bệnh khác nhau. Đối với nhiều mẹ bầu, quá trình sinh mổ diễn ra như thế nào vẫn còn là điều thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó giúp các mẹ bầu. Quá trình sinh mổ được chia thành 3 giai đoạn khác nhau như sau:
1. Trước khi ca phẫu thuật diễn ra
Bạn nên tắm rửa sạch sẽ vào buổi tối hôm trước; hoặc sáng hôm sau trước khi tiến hành phẫu thuật.
Vào buổi sáng trong ngày tiến hành sinh mổ, bạn thường được yêu cầu bơm thuốc thụt; để có thể đi vệ sinh sạch sẽ, tránh trường hợp bạn đi đại tiện trong khi sinh.
Sau khi lên bàn mổ, vùng bụng của bạn sẽ được vệ sinh sạch sẽ và vô trùng. Bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu để nước tiểu chảy vào túi chứa trong quá trình mổ nhằm đảm bảo vệ sinh. Bạn cũng sẽ được truyền dịch qua tĩnh mạch ở tay để không bị mất nước.
Tiếp sau đó, bạn sẽ được tiến hành gây tê. Hầu hết các ca sinh mổ thường gây tê cục bộ nên người mẹ vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình sinh. Trong một vài trường hợp khẩn cấp, người mẹ sẽ được gây mê toàn thân, nghĩa là bạn không có ý thức trong khi ca mổ diễn ra.
2. Trong quá trình tiến hành phẫu thuật
Đầu tiên bác sĩ sẽ rạch một đường trên thành bụng của bạn. Thông thường bác sĩ sẽ rạch theo chiều ngang trong vùng mặc bikini. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể rạch một đường dọc từ rốn đến ngay phía trên xương mu. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện các vết mổ theo từng lớp thông qua mô mỡ và mô liên kết của bạn; tách cơ bụng để có thể tiếp cận với tử cung trong khoang bụng.
Nếu là vết mổ tử cung thì sẽ thường nằm ngang qua phần dưới của tử cung.
Em bé sẽ được đưa ra thông qua các vết rạch tử cung. Sau đó, em bé được làm sạch mũi và miệng, rồi kẹp dây rốn. Nếu bạn tỉnh táo, bạn sẽ được nhìn bé và bé được đặt da kề da trên vùng ngực – bụng của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy nhau thai ra, làm sạch tử cung và khâu lần lượt các vết cắt bằng chỉ tự tiêu.
3. Sau sinh mổ lấy thai
Sau ca mổ, bạn sẽ được đưa về phòng hậu phẫu để các nhân viên y tế theo dõi và chăm sóc trong khoảng 5 – 10 giờ. Sau đó, bạn sẽ được đưa về phòng nghỉ; nhân viên y tế sẽ khuyến khích bạn uống nhiều nước rút ống thông tiểu để bạn có thể đi tiểu bình thường. Sau ca mổ khoảng 24 giờ, bạn sẽ được khuyến khích đi bộ để ngăn ngừa táo bón và sự hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu.
Bạn sẽ phải ở lại bệnh viện từ 3 – 5 ngày để các bác sĩ theo dõi tình trạng vết mổ. Nhằm tìm xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không cũng như chăm sóc sức khỏe, giảm đau cho bạn.
Ngay khi về phòng nghỉ, bạn có thể bắt đầu cho con bú càng sớm càng tốt.
Trước khi xuất viện, bạn nên hỏi bác sĩ sản khoa về bất kỳ dịch vụ chăm sóc hay phòng ngừa nào mà bạn cần. Như việc tránh thai sau sinh mổ hay các dấu hiệu bất thường mà bạn cần phải chú ý.
4. Những lưu ý sau khi sinh mổ
Nghỉ ngơi mọi lúc khi có thể: Cố gắng giữ tất cả những thứ mà bạn và em bé có thể cần trong tầm tay. Trong vài tuần đầu tiên, tránh nâng bất cứ thứ gì nặng hơn so với trọng lượng em bé của bạn. Ngoài ra, tránh việc ngồi bật dậy đột ngột từ tư thế đang ngồi xổm hay đang nằm.
Sử dụng thuốc giảm đau: Để làm dịu cơn đau do vết mổ. Các bác sĩ có thể khuyến cáo sử dụng miếng đệm sưởi ấm; hoặc các loại thuốc để giảm đau. Hầu hết các loại thuốc giảm đau đều an toàn cho phụ nữ đang cho con bú.
Tránh quan hệ tình dục: Để ngăn ngừa nhiễm trùng hay gây tổn thương vết mổ. Bạn nên tránh quan hệ tình dục trong sáu tuần ca mổ.
Nên kiểm tra vết mổ của bạn thường xuyên để sớm phát hiện có nhiễm trùng hay không. Hãy chú ý đến bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng bạn gặp phải. Đến bệnh viện ngay nếu có những biểu hiện như: Vết mổ của bạn có màu đỏ, sưng hoặc rỉ máu; bạn bị sốt; bạn bị chảy máu nhiều; bạn bị đau nặng hơn.
Sau khi sinh mổ, bạn cần được nghỉ ngơi, vệ sinh để tránh nhiễm trùng và cần chú ý vận động để sức khỏe nhanh hồi phục. Sau thời gian hậu sản, bạn cần kiểm tra lại phụ khoa để xem vết mổ, tử cung của mình đã ổn định chưa. Để có thể được bác sĩ hướng dẫn điều trị phù hợp. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang (Phòng khám bác sĩ Vĩ) là địa chỉ khám phụ khoa uy tín với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống máy móc hiện đại, sẽ đánh giá tốt nhất tình trạng phụ khoa sau sinh của bạn. Bạn có thể đăng ký lịch khám phụ khoa TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0243.318.318 để được hướng dẫn.