googleb578e89369db4e48.html

Quy trình làm IVF diễn ra như thế nào?

15:23 - 04/04/2023 Lượt xem: 629 Tác giả: Thu Hoàng

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn tiên tiến nhất hiện nay.Là phương pháp hỗ trợ sinh sản mà tinh trùng và trứng được kết hợp ở ngoài cơ thể. IVF là phương pháp hiệu quả, mang đến tin vui cho nhiều gia đình hiếm hoi về đường con cái. Vậy quy trình làm IVF diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Khám sức khỏe, đánh giá khả năng sinh sản

Xét nghiệm ở người vợ

  • Xét nghiệm nội tiết:

Xét nghiệm nội tiết: định lượng nồng độ nội tiết sinh dục (estrogen, progesteron,...), nội tiết hướng sinh dục (LH, FSH) để đánh giá tình trạng hoạt động của trục Hạ Đồi - Tuyến Yên - Buồng Trứng cũng như đánh giá dự trữ buồng trứng của người phụ nữ (AMH, FSH, LH).

quy trình làm ivf

  • Xét nghiệm các bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục:

Lấy máu làm xét nghiệm để xác định các bệnh có thể lây truyền qua đường sinh dục: HIV, giang mai, viêm gan B, lấy dịch âm đạo xét nghiệm Chlamydia...

  • Siêu âm phụ khoa:

Siêu âm phụ khoa và đếm nang noãn cơ bản trên hai buồng trứng vào ngày đầu của chu kỳ kinh.

Siêu âm phụ khoa giúp phát hiện ra các bất thường về phụ khoa như là u xơ tử cung, u nang buồng trứng và các bất thường bẩm sinh của đường sinh dục nữ hoặc buồng trứng dạng đa nang...

Xét nghiệm ở người chồng

  • Tinh dịch đồ

Thông qua xét nghiệm tinh dịch để xác định: tinh trùng ít, tinh trùng yếu, tinh trùng bất thường hay là không có tinh trùng.

  • Các xét nghiệm khác

Xét nghiệm lấy máu xác định các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục: viêm gan B, HIV, giang mai...

Trường hợp người chồng không có tinh trùng, phải tiến hành tiếp các xét nghiệm chuyên biệt khác như là định lượng nội tiết sinh dục, siêu âm phần bìu,...

2. Thực hiện kích thích buồng trứng bằng thuốc

Đây là bước đầu tiên của một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm. Bước này được thực hiện nhằm mục đích có nhiều nang trứng cùng phát triển ở cả hai buồng trứng. Có nhiều phương pháp để kích thích buồng trứng để làm thụ tinh trong ống nghiệm và thực tế có nhiều chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm không cần sử dụng thuốc kích trứng hay còn gọi là thụ tinh trong ống nghiệm theo chu kỳ tự nhiên.

Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các quy trình thụ tinh trong ống nghiệm đều sử dụng kích thích buồng trứng dưới 1 pháp đồ kích thích nào đó.

Tại bước này, người vợ sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng mỗi ngày, thường là trong khoảng 9 đến 12 ngày. Ở bước này, nồng độ FSH kích noãn là một loại hormone được giải phóng từ thuỳ trước tuyến yên trong não sẽ được tiêm vào người phụ nữ với nồng độ cao hơn tự nhiên. Việc này kích thích buồng trứng có kiểm soát nhằm tạo ra nhiều trứng.

Khi nang noãn đạt kích thước theo quy định, người vợ sẽ được tiêm mũi thuốc cuối cùng: Mũi kích rụng trứng, mũi thuốc này cần phải tiêm đúng giờ.

3. Chọc hút trứng

36-40 giờ sau khi tiêm mũi thuốc cuối cùng, người vợ nhịn đói vào buổi sáng, đến bệnh viện để chọc hút trứng. Bệnh nhân sẽ được gây mê nên sẽ không cảm thấy đau đớn. Sau khi chọc hút trứng, người vợ ở lại bệnh viện theo dõi sức khỏe trong khoảng 2-3 giờ.

Sau khi hút trứng và dịch nang, trứng sẽ được kiểm tra và tách dưới kính hiển vi.

Cùng lúc đó, người chồng lấy tinh trùng để chuẩn bị thụ tinh theo cách thường quy (IVF) hoặc tiêm tinh trùng trực tiếp vào bào tương noãn (ICSI).

4. Chọn lọc tinh trùng chất lượng

Người chồng có thể thực hiện lấy tinh trùng tại bệnh viện hoặc tại nhà. Tuy nhiên, nếu lấy tinh trùng tại nhà thì phải đảm bảo mang mẫu tinh trùng quay lại bệnh viện trong thời gian 1 giờ đồng hồ kể từ khi lấy mẫu. Trước khi lấy mẫu tinh trùng, người chồng sẽ được chỉ định hạn chế quan hệ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày để đảm bảo số lượng và chất lượng của tinh trùng.

5. Chuyển phôi

Bác sĩ sẽ thông báo về số lượng, chất lượng phôi được tạo thành. Sau đó, số phôi chuyển vào buồng tử cung, số phôi dư có thể để trữ lạnh sẽ được thống nhất giữa 2 bên.

Phôi sẽ được chuyển sau 2-5 ngày sau khi chọc hút trứng. Nếu niêm mạc tử cung đủ độ dày, chất lượng tốt, thuận lợi cho sự làm tổ và phát triển của phôi sau khi đặt vào buồng tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện chuyển phôi.

Người vợ nằm nghỉ 2-4 giờ tại bệnh viện để theo dõi sau đó sẽ được về nhà. Sau khi chuyển phôi, người vợ tiếp tục sử dụng các loại thuốc nội tiết và nghỉ ngơi, sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong trường hợp chuyển phôi trữ, người vợ sẽ siêu âm và dùng thuốc để theo dõi niêm mạc tử cung trong vòng từ 14-18 ngày bắt đầu từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh tiếp theo, sau đó bác sĩ sẽ chọn ngày thích hợp để chuyển phôi trữ.

quy trình làm ivf

6. Thử thai

 Hai tuần sau chuyển phôi, người vợ đến bệnh viện để xét nghiệm máu (xét nghiệm beta HCG). Nồng độ beta HCG sau 2 tuần chuyển phôi nếu lớn hơn 25 IU/l là có thai, nồng độ này cao thấp còn tuỳ thuộc từng cơ thể mỗi người và số lượng phôi làm tổ sau khi chuyển.

Nếu nồng độ sau 2 ngày tăng gấp rưỡi trở lên thì thai đang phát triển, người mẹ tiếp tục dùng thuốc dưỡng thai đến ngày siêu âm để xác định túi thai và tim thai.

Nếu nồng độ sau 2 ngày không tăng hoặc giảm thì tiếp tục theo dõi. Trường hợp thai sinh hoá (sẩy thai) khi nồng độ beta khi trở về âm tính ( nhỏ hơn 5 IU/l).

Khi chưa có thai nhưng còn phôi trữ, người vợ có thể tiếp tục dùng phôi trữ để chuyển vào tử cung ở các chu kỳ tiếp theo mà không cần lặp lại các bước trước đó.

7. Theo dõi sức khỏe phôi thai định kỳ theo các mốc

Đây là bước cuối cùng của quy trình làm ivf. Theo dõi phôi thai định kì là việc mà bất cứ sản phụ nào cũng nên làm, đặc biệt là những sản phụ ivf. Điều này sẽ giúp các bác sĩ phát hiện những vấn đề trong quá trình phát triển của thai nhi để có những phương pháp điều trị kịp thời.

Trên đây là toàn bộ chi tiết quy trình làm ivf. Với thông tin cung cấp phía trên, bạn đã đủ tự tin để hình dung rõ ràng và cụ thể hơn về quá trình thụ tinh hiện đại này. Chúc cho bạn gặp được nhiều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống, và sớm ngày gặp được đứa con thân yêu của mình. Hãy chia sẻ bài viết này đến nhiều người hơn để lan tỏa yêu thương và những giá trị ý nghĩa.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn. 

Bài viết liên quan

Loạn sản cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư không?
Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi