Quy trình thực hiện hệ số thanh thải Creatinin
08:32 - 20/06/2020 Lượt xem: 511
Xét nghiệm độ thanh thải Creatinin giúp đánh giá sức khỏe của thận. Nó giúp chẩn đoán rối loạn chức năng thận hoặc bệnh thận. Ngoài ra nó còn dùng để phát hiện sự giảm lưu lượng máu tới thận. 1. Chuẩn bị Trao đổi với bác sĩ về quy trình kỹ thuật; Có thể […]
Xét nghiệm độ thanh thải Creatinin giúp đánh giá sức khỏe của thận. Nó giúp chẩn đoán rối loạn chức năng thận hoặc bệnh thận. Ngoài ra nó còn dùng để phát hiện sự giảm lưu lượng máu tới thận.
1. Chuẩn bị
- Trao đổi với bác sĩ về quy trình kỹ thuật;
- Có thể phải tạm thời ngưng sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Không cần kiêng ăn, uống trước khi thực hiện xét nghiệm;
- Một số trường hợp có thể phải kiêng thịt nấu chín, trà, cà phê hoặc không uống thuốc vào ngày thực hiện xét nghiệm;
2. Quy trình thực hiện
- Lấy mẫu nước tiểu 24 giờ, bỏ nước tiểu đầu và lấy mẫu trong vòng 24 giờ kế tiếp;
- Thu lại các mẫu nước tiểu được lấy trong 24 giờ sau;
- Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn bảo quản nước tiểu: Giữ lạnh trong vòng 24 giờ, ghi rõ thời gian bắt đầu lấy mẫu nước tiểu đầu tiên lên bình chứa nước tiểu;
- Chỉ định lấy mẫu nước tiểu lần cuối khi sắp hết 24 giờ;
- Lấy mẫu máu tĩnh mạch trong vòng 24 giờ lấy mẫu nước tiểu;
- Ghi rõ số tuổi, cân nặng, chiều cao của bệnh nhân trong phiếu xét nghiệm;
- Gửi mẫu nước tiểu đến phòng xét nghiệm ngay lập tức.
- Lưu ý:
- Nên lấy mẫu nước tiểu trước khi đại tiện để nước tiểu không bị phân lây nhiễm;
- Không bỏ giấy vệ sinh vào bình chứa mẫu nước tiểu xét nghiệm;
- Khuyến khích người bệnh uống nước trong vòng 24 giờ (trừ trường hợp chống chỉ định uống nước);
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bao gồm:
- Tập thể dục có thể làm tăng chỉ số creatinin.
- Thu thập nước tiểu chưa hoàn chỉnh có thể đưa ra số liệu thấp hơn và không chính xác.
- Mang thai làm tăng độ thanh thải creatinin.
- Chế độ ăn nhiều thịt có thể làm tăng nhẹ độ thanh thải creatinin.
- Chỉ số eGFR có thể không chính xác khi cao tuổi và bệnh nhân béo phì, suy dinh dưỡng nặng, liệt 2 chân, liệt tứ chi, hoặc mang thai.
- Thuốc làm tăng nồng độ bao gồm: aminoglycoside (như gentamicin), cimetidine, thuốc hóa trị kim loại nặng (cistaplin), và thuốc gây độc thận (như cephalosporin, cefoxitin).
- Thuốc làm giảm nồng độ bao gồm những thuốc can thiệp tiết creatinin hoặc kháng sinh. Trong những trường hợp này, hệ số thanh thải creatinin trong vòng 24 giờ có thể cần thiết để đánh giá chính xác chức năng thận.
- Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
4. Kết quả bình thường của độ thanh thải creatinin
– Nam giới dưới 40 tuổi: 107-139 ml/phút hoặc 1.78 – 2.32 ml/s (đơn vị SI);
– Nữ giới dưới 40 tuổi: 87-107 ml/phút hoặc 1.45 – 1.78 ml/s (đơn vị SI);
– Trẻ sơ sinh: 40 – 65 ml/phút.
– Các chỉ số giảm 6.5 ml/phút/mỗi 10 năm tuổi do giảm độ lọc cầu thận.
Độ lọc cầu thận dự đoán (eGFR): trên 60 ml/phút/1.73 m2.
5. Kết quả bất thường của độ thanh thải creatinin
– Tăng nồng độ: Do tập thể dục, mang thai hoặc mắc hội chứng cung lượng tim cao;
– Giảm nồng độ: Do suy giảm chức năng thận (viêm cầu thận, hoại tử ống thận cấp tính, xơ vữa động mạch thận), mắc các tình trạng gây giảm độ lọc cầu thận (sốc, mất nước, suy tim sung huyết, xơ gan cổ trướng…)
Để đăng ký khám thai và nhận sự tư vấn của các bác sĩ phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, mẹ bầu có thể đăng ký TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn..
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang