googleb578e89369db4e48.html

Quy trình xét nghiệm sàng lọc nguy cơ tiền sản giật

15:31 - 16/02/2022 Lượt xem: 732 Tác giả: Lê Huyền Trang

Quy trình xét nghiệm sàng lọc nguy cơ tiền sản giật

1. Biến chứng guy hiểm của tiền sản giật. 

Tiền sản giật là một trong những biến chứng thai kỳ vô cùng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, thậm chí gây tử vong cho cả hai mẹ con nếu biến chứng nặng.

Đối với mẹ bầu

  • Tiền sản giật nếu được kiểm soát cũng có nguy cơ gây chứng tiền sản. Biểu hiện lâm sàng của biến chứng này là những cơn co giật liên tục và hôn mê. Nếu không được xử lý kịp thời, sản phụ có thể có thể co giật cho đến lúc tử vong.
  • Tiền sản giật làm tăng nguy cơ mẹ bầu bị bong nhau non.
  • Tiền sản giật gây nên biến chứng suy giảm chức năng gan và rối loạn đông máu.
  • Tiền sản giật biến chứng gây nên hội chứng HELLP. Đây là từ viết tắt của tán huyết, men gan cao và số lượng tiểu cầu thấp. Chúng gây nên các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng, đau đầu. Hội chứng này rất nguy hiểm và có thể nhanh chóng trở thành mối đe dọa cho tính mạng của cả mẹ và bé.
  • Suy thận cấp cũng là một biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật, là nguyên nhân gây tử vong ở mẹ bầu lên đến 23%.
  • Bên cạnh đó,còn gây nên biến chứng phù phổi cấp và suy tim cấp. Những biến chứng này thường xảy ra trước hoặc sau khi đẻ một vài giờ. Nếu không được xử lý kịp thời, chúng có nguy cơ cao đe dọa đến sức khỏe của mẹ.

Đối với thai nhi

  • Tiền sản giật không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
  • Nếu mẹ bị tiền sản giật có thể khiến thai nhi chết lưu ngay từ trong bụng mẹ. Do lượng máu truyền đến nhau thai hạn chế sẽ khiến thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng, thai không được phát triển toàn diện.
  • Ngoài ra, tiền sản giật cũng có thể khiến bé bị sinh non và suy dinh dưỡng.

2. Xét nghiệm tầm soát tiền sản giật

Các chất chỉ điểm sinh hoá:

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật chủ yếu dựa vào huyết áp cao và nồng độ protein niệu (đạm niệu). Ngoài ra phương pháp xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện dấu hiệu triệu chứng sớm, có thể thực hiện ngay ở quý I của thai kỳ, nhờ đó hỗ trợ đắc lực cho việc chẩn đoán và tiên lượng nguy cơ tiền sản giật.

FIGO khuyến cáo tốt nhất sử dụng PlGF trong mô hình sàng lọc tiền sản giật ở 3 tháng đầu thai kỳ. PAPP-A sử dụng trong trường hợp xét nghiệm PlGF không sẵn có.

Với phương pháp trên, sản phụ sẽ được chỉ định làm xét nghiệm máu xác định tỷ số sFlt-1/PlGF (sFlt-1 là yếu tố kháng tân tạo mạch và PlGF là yếu tố tân tạo mạch).

Bình thường, nồng độ sFlt-1 và PlGF thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Nồng độ hai yếu tố này có sự thay đổi, trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng của tiền sản giật, dẫn đến tỷ số sFlt-1/PlGF tăng. Do vậy, có thể xem xét sự thay đổi nồng độ này để tiên lượng sớm tai biến.

Quy trình xét nghiệm:

Quy trình xét nghiệm sàng lọc nguy cơ tiền sản giật

Xét nghiệm tầm soát tiền sản giật quý 1 thai kỳ thường được thực hiện tại thời điểm từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày. Đây là loại xét nghiệm không xâm lấn và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Khai thác thông tin của thai phụ về tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình.

- Các đặc điểm mẹ:

  • Tuổi mẹ: tính đến ngày sinh.
  • Chiều cao (cm), cân nặng (kg), BMI.
  • Cách thức thụ thai: tự nhiên, có dùng thuốc kích thích rụng trứng, thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Hút thuốc lá trong thai kỳ.
  • Mẹ thai phụ có tăng huyết áp.

- Tiền sử nội khoa:

  • Tăng huyết áp mạn tính.
  • Đái tháo đường typ 1/ typ 2.
  • Lupus ban đỏ hệ thống.
  • Hội chứng kháng phospholipid.

- Tiền sử sản khoa:

  • Con so (chưa sinh lần nào ở tuổi thai > 24 tuần), hoặc con rạ (ít nhất một lần sinh ở tuổi thai > 24 tuần).
  • Đo huyết áp động mạch trung bình

Tại thời điểm thai 11-13 tuần 6 ngày, sàng lọc tiền sản giật bằng phối hợp các đặc điểm mẹ và huyết áp trung bình cho tỷ lệ phát hiện tiền sản giật sớm, tiền sản giật muộn và tăng huyết áp thai nghén khoảng 50-75%, với tỷ lệ dương tính giả khoảng 10%.

Huyếp áp động mạch trung bình = (HA tâm thu – HA tâm trương)/3 + HA tâm trương

- Xét nghiệm máu

Mẫu máu thai phụ từ 11 tuần – 13 tuần 6 ngày để đo nồng độ PlGF (Placental growth factor- yếu tố tăng trưởng bánh nhau) trong máu mẹ.

PlGF là chất do nhau thai tiết ra, là một protein tiền sinh mạch máu (proangiogenic protein) có liên quan trong việc điều hòa sự phát triển hệ thống mạch máu của bánh nhau và chức năng nội mô của mẹ trong suốt thai kỳ. Thông thường PlGF tăng trong 2 quý đầu của thai kỳ và giảm dần ở quý 3 của thai kỳ. Ở các thai phụ có nguy cơ tiền sản giật, chất này sẽ giảm nhiều trong máu mẹ trong suốt thai kỳ.

- Siêu âm bụng đo chỉ số xung động mạch tử cung

- Tại thời điểm thai 11 - 13 tuần 6 ngày, siêu âm đường bụng, đo chiều dài đầu - mông (CRL trong khoảng 45 - 84mm), tính tuổi thai theo siêu âm, đo độ mờ da gáy, xác định hiện diện xương mũi. Thực hiện siêu âm Doppler động mạch tử cung, đo PI động mạch tử cung 2 bên và xác định giá trị PI trung bình để sử dụng trong sàng lọc tiền sản giật.

Ở thai kỳ bình thường, trở kháng động mạch tử cung sẽ giảm theo tuổi thai nhưng trong các thai kỳ tiền sản giật và thai chậm tăng trưởng, chỉ số trở kháng sẽ tăng.

Các thông tin trên sẽ được kết hợp tính toán bằng thuật toán để cho ra kết luận về nguy cơ tiền sản giật.

Sàng lọc sớm tiền sản giật giúp bạn có thai kỳ khoẻ mạnh. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén