googleb578e89369db4e48.html

Ra khí hư trắng có bình thường không?

08:01 - 17/08/2020 Lượt xem: 722

Trong độ tuổi sinh đẻ, do sự hoạt động của cơ quan sinh dục, phần cửa mình của người phụ nữ thường tiết dịch gọi là khí hư. Khí hư có thể tiết ra màu trắng, màu xanh, màu vàng… tùy vào sức khỏe của mỗi người. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm […]

Trong độ tuổi sinh đẻ, do sự hoạt động của cơ quan sinh dục, phần cửa mình của người phụ nữ thường tiết dịch gọi là khí hư. Khí hư có thể tiết ra màu trắng, màu xanh, màu vàng… tùy vào sức khỏe của mỗi người. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu ra khí hư trắng có bình thường hay không.

1. Khí hư là gì?

Khí hư chính là dịch âm đạo, hay còn gọi là huyết trắng. Khí hư đánh dấu sự phát triển và hoạt động của cơ quan sinh dục nữ. Xuất hiện từ tuổi dậy thì và giảm dần ở thời kỳ mãn kinh. Khí hư bình thường có màu trắng, dai, không mùi hoặc hơi tanh.

Lượng khí hư ở mỗi người khác nhau dựa vào nồng độ nội tiết tố nữ và giảm dần theo độ tuổi.

2. Đặc điểm khí hư ở mỗi giai đoạn hoạt động của cơ quan sinh dục

Tuổi dậy thì đến hết tuổi thiếu niên: Đây là giai đoạn khí hư bắt đầu xuất hiện và có kinh nguyệt.

Tuổi 20 đến giai đoạn mãn kinh: Từ năm 20 – 30 tuổi, lượng khí hư của người phụ nữ đạt mức cao nhất. Sau đó giảm dần theo sự suy giảm nồng độ nội tiết tố nữ.

Độ tuổi hậu mãn kinh: Thời kỳ hậu mãn kinh, sự điều tiết estrogen bị chững lại; lượng khí hư sụt giảm khiến phụ nữ bị khô âm đạo.

Ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, sự suy giảm nồng độ estrogen sẽ khiến khí hư tiết ra ít hơn so với giai đoạn trước. Ngược lại trong thời điểm trước khi rụng trứng; khi mang thai hoặc quan hệ tình dục; lượng khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn.

3. Phân loại khí hư

Dựa vào đặc điểm màu sắc, số lượng và tính chất, có thể phân loại khí hư thành hai dạng: Khí hư sinh lý (khí hư bình thường) và khí hư bệnh lý.Phân loại khí hư

Khí hư sinh lý

 

Khí hư sinh lý (khí hư bình thường) có màu trắng đục, một số trường hợp hơi ngả vàng. Ở giai đoạn trước và sau rụng trứng, khí hư thường có số lượng ít và không dai. Khí hư ra nhiều hơn vào thời điểm rụng trứng, loãng và dai, có thể kéo dài bằng hai ngón tay.

Tác dụng của khí hư sinh lý: Khí hư sinh lý có tác dụng giữ ẩm cho âm đạo; tạo điều kiện thuận lợi để tinh trùng khỏe mạnh vào tử cung khi có trứng rụng; hoặc cản trở tinh trùng thâm nhập đó khi không có trứng.

Ở thời kỳ kinh nguyệt, dịch âm đạo tiết ra nhiều, chị em có thể cảm thấy ẩm ướt, khó chịu ở âm đạo. Sau khi hết chu kỳ kinh nguyệt, lượng khí hư tiết ra ít; cửa mình khô ráo do lượng estrogen giảm, lượng progesteron tăng. Đây là những biến đổi bình thường của dịch tiết âm đạo.

Khí hư bệnh lý (màu trắng đục, màu vàng…)

Bên cạnh khí hư sinh lý, khí hư bệnh lý là biểu hiện các bệnh đường sinh dục. Có ba loại khí hư bệnh lý như sau:

Khí hư màu trắng đục: Dịch tiết âm đạo đặc, hôi và nhiều, thường có màu xanh và vàng, có bọt hoặc không phụ thuộc tác nhân gây bệnh. Khí hư màu đục có thể do virus, vi khuẩn, kí sinh trùng.

Khí hư màu vàng: Dịch âm đạo trong, vàng loãng, có váng như sữa. Đây có thể là dấu hiệu cơ thể bạn gặp các vấn đề do rối loạn tâm lý; rối loạn thần kinh thực vật.

Khí hư màu trong: Dịch âm đạo có màu trong, trắng, nhầy dính, không có mùi hôi, có khi loãng như nước. Đây là dấu hiệu cơ thể bạn có thể mắc các bệnh như: u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung, quá sản nội mạc tử cung do cường estrogen.

4. Ra khí hư trắng có bình thường không?

Trường hợp ra khí hư trắng cần chú ý đến tính chất của khí hư như trắng đục, trắng trong hay loãng. Cùng với đó cần chú ý những dấu hiệu đi kèm như ngứa, rát vùng âm hộ, âm đạo hay không. Từ đó mới có thể biết chính xác tình trạng ra khí hư là bình thường hay bất thường.

Biểu hiện của khí hư là một trong những gợi ý đầu tiên trong bệnh viêm nhiễm phụ khoa mà người phụ nữ hay gặp phải. Vì vậy, cần khám phụ khoa định kỳ; hoặc khám ngay khi thấy khí hư bất thường để được phát hiện sớm những vấn đề viêm nhiễm phụ khoa. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ khám phụ khoa tin cậy; giúp giải quyết những nỗi lo phụ khoa để các chị em yên tâm với sức khỏe sinh sản của mình. Chị em có thể đặt lịch khám TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Viêm đường tiết niệu khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng  và cách điều trị
Loạn sản cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư không?
Cổ tử cung cao có khó mang thai không?
Tử cung đôi gây trở ngại gì tới việc mang thai?
Cắt vòi trứng một bên có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không?