Rạn da khi mang thai và một số biện pháp phòng tránh

11:03 - 25/06/2022 Lượt xem: 473 Tác giả: Lê Huyền Trang

1. Vì sao mẹ bầu bị rạn da khi mang thai?

vì sao bà bầu bị rạn da

Vết rạn da xuất hiện khi trọng lượng cơ thể mẹ bầu bắt đầu tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da. Hai khu vực thường có nhiều vết rạn da nhất trong thời gian mang thai là ngực và bụng, tiếp đến là cánh tay, mông và bắp đùi. Các vết rạn sẽ có màu tím hoặc đỏ và từ từ chuyển thành màu xám hoặc đen sau khi mẹ bầu sinh con.

Theo nghiên cứu, 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng rạn da vào khoảng tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ.

Yếu tố di truyền đóng vai trò không nhỏ trong việc quyết định liệu bạn có bị rạn da hay không. Nếu mẹ bạn từng bị rạn da khi mang thai, bạn có nguy cơ gặp tình trạng tương tự.

Màu sắc của các vết rạn sẽ phụ thuộc vào làn da của mỗi người. Theo Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ, nếu da bạn sáng màu, các vết rạn thường màu hồng. Đối với phụ nữ có làn da sẫm màu hơn, vết rạn thường sáng hơn màu da của họ.

2. Nguyên nhân gây rạn da.

nguyên nhân gây rạn da khi mang thai

Thay đổi hormone trong cơ thể

Khi mang bầu, nội tiết tố bên trong cơ thể mẹ thay đổi, nhất là từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi, sự thay đổi này ngày càng rõ rệt. Lúc này, thai nhi và nhau thai sẽ tiết ra progesterone và hoocmon estrogen. Chúng kích thích các phần tử tiền hắc tố melatin khiến tăng sắc tố da.

Đây cũng là nguyên nhân khiến các vết rạn da khi mang thai bắt đầu xuất hiện và có màu sắc sẫm hơn so với vùng da xung quanh. Một số mẹ bầu còn xuất hiện các vết thâm nám xấu xí gây mất thẩm mỹ.

Do cơ địa

Không chỉ riêng tình trạng rạn da khi mang thai mà rất nhiều bệnh lý khác cũng liên quan đến cơ địa của mỗi người. Với những mẹ bầu có cấu trúc da bền vững, độ đàn hồi cao thì sẽ ít bị rạn hơn so với những người có cấu trúc da yếu, dễ bị thay đổi khi bị tác động.

Tăng cân quá nhanh

Khi mang thai đa số các mẹ bầu đều tăng cân. Tuy nhiên, với một số mẹ bầu tăng cân quá nhanh sẽ khiến da bị kéo dãn và mất dần đi sự đàn hồi. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng rạn da khi mang thai.

Do di truyền

Đây là một trong những nguyên nhân rạn da khi mang thai mà mẹ bầu cần lưu ý. Nếu mẹ bạn, chị gái hay em gái bạn bị rạn da trong quá trình mang thai thì bạn cũng có khả năng cao gặp phải tình trạng này.

Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu mang đa thai, hay trọng lượng thai nhi lớn cũng sẽ bị rạn da nhiều hơn. Nguyên nhân là do tử cung phải dãn rộng để có đủ chỗ chứa thai nhi nên vùng da quanh bụng cũng dễ bị rạn hơn bất cứ vị trí nào khác.

3. Ngăn ngừa rạn da khi mang thai như thế nào?

các biện pháp ngăn ngừa rạn da khi mang thai

Kiểm soát cân nặng khi mang thai

Tăng cân là tình trạng rất bình thường đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn lại trở thành nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bị rạn da khi mang thai. Chính vì vậy, kiểm soát cân nặng là giải pháp mẹ cần áp dụng ngay để hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên, kiểm soát cân nặng không phải là mẹ ăn ít đi mà hãy lên một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng thiết yếu, tăng vitamin, khoáng chất, hạn chế tinh bột. Đặc biệt, hãy ăn uống điều độ và tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn.

Duy trì độ ẩm cho da

Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến vấn đề dưỡng ẩm cho da để tăng tính đàn hồi của da và hạn chế tối đa tình trạng rạn da khi mang thai. Nên tập trung dưỡng ẩm vào những vùng da dễ bị rạn như da bụng, ngực, đùi, bắp chân…

Mẹ bầu có thể dùng kem dưỡng ẩm, dầu dừa hay là các loại tinh dầu thảo dược để thoa lên vùng da cần dưỡng ẩm và massage nhẹ nhàng. Tuyệt đối không nên xoa mạnh tay vào vùng bụng vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Chăm chỉ tập thể thao

Tập thể dục thể thao và vận động đều đặn không chỉ giúp tăng tính đàn hồi của da, hạn chế bị rạn da khi mang bầu mà nó còn rất tốt cho sức khỏe, tăng tính đề kháng cho mẹ bầu. Chính vì vậy, hãy duy trì đều đặn thói quen tốt này mẹ nhé.

Uống nhiều nước

Mẹ bầu hãy đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Điều này đặc biệt cần thiết để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, cấp ẩm cho da mà còn làm tăng tính đàn hồi của da. Từ đó hạn chế tình trạng rạn da khi mang thai.

Sử dụng tinh dầu thiên nhiên để dưỡng da

Các loại tinh dầu thiên nhiên giúp dưỡng ẩm và giữ nước cho da. Nhờ đó, làn da luôn mềm mịn, khỏe khoắn, tăng tính đàn hồi. Mẹ có thể dùng các loại tinh dầu thiên nhiên như dầu dừa, dầu oliu, dầu hạnh nhân… để thoa lên các vùng da dễ bị rạn như bụng, ngực, đùi.

Tẩy tế bào chết cho da

Là một trong những biện phát giúp làm giảm sự xuất hiện của các vết rạn da khi mang thai do việc tẩy da chết giúp lấy đi tế bào da cằn cỗi, kích thích tuần hoàn và giúp da luôn khỏe mạnh. Tẩy da chết tuần 2 lần giúp da sạch sẽ, thông thoáng và thẩm thấu các dưỡng chất tốt hơn để da luôn được chăm sóc và bảo vệ.

Massage thường xuyên

Massage thường xuyên giúp da luôn đảm bảo độ đàn hồi tốt nhất. Bên cạnh đó, nó cũng giúp cho các mạch máu bên trong da lưu thông, cung cấp dưỡng chất cho da mỗi ngày. Từ đó, giúp hạn chế tình trạng rạn da khi mang thai.

Sử dụng kem chống rạn da

Đây cũng là biện pháp được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng áp dụng vừa tiện lợi, dễ dàng mà hiệu quả đem lại tương đối cao. Tuy nhiên, mẹ nên chọn lựa kỹ lưỡng loại kem mà mình sử dụng. Hãy dùng những loại kem chống rạn được chiết xuất từ thành phần thiên nhiên, tránh xa hóa chất vì nó không chỉ không tốt cho mẹ mà còn có thể gây hại cho thai nhi.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các mẹ bầu hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua