Rau cài răng lược – Bệnh lý sản khoa nguy hiểm đe dọa tính mạng mẹ bầu
01:26 - 12/05/2020 Lượt xem: 1002
Rau cài răng lược là một bệnh lý hiếm gặp của rau ( tỷ lệ 1/2000 người đẻ). Ở người đẻ nhiều lần, nạo thai nhiều lần, tiền sử có viêm niêm mạc tử cung, các gai rau bám trực tiếp vào cơ tử cung không có lớp xốp của ngoại sản mạc, có khi […]
Rau cài răng lược là một bệnh lý hiếm gặp của rau ( tỷ lệ 1/2000 người đẻ). Ở người đẻ nhiều lần, nạo thai nhiều lần, tiền sử có viêm niêm mạc tử cung, các gai rau bám trực tiếp vào cơ tử cung không có lớp xốp của ngoại sản mạc, có khi gai rau xuyên sâu vào chiều dày lớp cơ tử cung, giống như các răng của một chiếc lược.
1. Rau cài răng lược là gì ?
Rau cài răng lược là một loại bệnh lý sản khoa xảy ra khi các gai rau bám đến lớp cơ tử cung, hoặc đâm xuyên qua thành tử cung.
Nhau cài răng lược (NCRL) là từ chung dùng mô tả bệnh cảnh lâm sàng khi một phần hay toàn bộ bánh nhau xâm lấn và không thể tách rời khỏi thành tử cung. Bình thường sau khi sanh, bánh nhau sẽ tự tách rời khỏi thành tử cung và được sổ ra ngoài nhưng khi bị NCRL bánh nhau không thể bong khỏi tử cung và là nguyên nhân gây ra các tình trạng băng huyết sau sanh, rối loạn đông cầm máu,..thậm chí tử vong cho người mẹ. Trên thế giới tỉ lệ NCRL ở các sản phụ thay đổi từ 1:2510 vào năm 1980 tăng lên đến 1:533 vào năm 2002 (Hiệp hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ 2012).
2. Phân loại rau cài răng
- Rau cài răng lược toàn phần: toàn bộ bánh rau bám vào lớp cơ do đó không bong ra được và không chảy máu.
- Rau cài răng lược bán phần: chỉ một phần bánh rau bám sâu vào cơ tử cung do đó bánh rau có thể bong một phần gây chảy máu. Lượng máu chảy ra nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng co rút của lớp cơ tử cung và mức độ bong rau.
3. Yếu tố nguy cơ
Nhau tiền đạo. Các nghiên cứu cho thấy mẹ bị nhau tiền đạo không kèm theo sẹo mổ cũ trên thân tử cung có khả năng tiến triển thành NCRL từ 1-5%.
- Mẹ có tiền căn sẹo mổ trên tử cung (mổ lấy thai, mổ bóc u xở tử cung,…). Ở nhóm sản phụ bị nhau tiền đạo có tiền căn mổ trên thân tử cung thì tỉ lệ NCRL lần lượt là 11% cho vết mổ cũ 1 lần, 40% cho vết mổ cũ 2 lần, 61% cho vết mổ cũ 3 lần.
- Tiền căn hút nạo buồng tử cung.
- Tuổi mẹ. NCRL có tỉ lệ thường gặp hơn ở nhóm sản phụ trên 35 tuổi.
- Số lần sanh con. Tỉ lệ NCRL tăng lên theo số lần sản phụ sanh con.
4. Triệu chứng lâm sàng rau cài răng
- Nếu là rau cài răng lược toàn phần thì sau khi sổ thai một giờ rau vẫn không bong được; tuy không chảy máu.
- Nếu là rau cài răng lược bán phần thì sau khi thai đã sổ, rau vẫn không bong được; nhưng có chảy máu nhiều hay ít tùy theo diện rau bong rộng hay hẹp.
- Chỉ có thể chẩn đoán chắc chắn dựa vào thử bóc rau không kết quả hay chỉ bóc được một phần và máu chảy nhiều.
Cần chú ý phân biệt với:
+ Rau bám chặt: trường hợp rau khó bong do lớp xốp kém phát triển; nhưng có thể bóc toàn bộ bánh rau bằng tay được.
+ Rau mắc kẹt ( rau bị cầm tù )
Trường hợp bánh rau đã bong nhưng không sổ tự nhiên được vì bị mắc kẹt ở một sừng tử cung do một vòng thắt của lớp cơ đan chéo. Đặc biệt bánh rau dễ bị mắc kẹt trong trường hợp tử cung hai sừng. Khi ấy chỉ cần cho tay vào buồng tử cung là có thể lấy được rau ra; vì bánh rau đã bong hoàn toàn.
5. Xử trí
Nếu máu chảy trong thời kỳ sổ rau hoặc trên một giờ không bong thì thái độ đầu tiên là bóc rau nhân tạo và kiểm soát tử cung.
- Nếu rau cài răng lược, cần mổ cắt tử cung bán phần ngay.
- Nếu bị chảy máu nhiều, cần hồi sức và truyền máu trong và sau mổ.
- Trường hợp rau tiền đạo bị cài răng lược phải cắt tử cung bán phần thấp hoặc cắt tử cung hoàn toàn để cầm máu.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ tin cậy về sản khoa và phụ khoa cho các chị em tại Hà Nội. Với hệ thống máy móc hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm; sẽ đem tới sự yên tâm cho khách hàng. Để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.