googleb578e89369db4e48.html

Rau cài răng lược gây nguy hiểm như thế nào cho mẹ và thai nhi ?

04:19 - 12/05/2020 Lượt xem: 527

Rau cài răng lược là một bệnh lý sản khoa nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng mẹ và thai nhi nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời. 1. Rau cài răng lược (RCRL) là gì ? Là tình trạng bám bất thường của bánh rau; các gai rau […]

Rau cài răng lược là một bệnh lý sản khoa nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng mẹ và thai nhi nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời.

1. Rau cài răng lược (RCRL) là gì ?

Là tình trạng bám bất thường của bánh rau; các gai rau bám chặt vào cơ tử cung mà không bám trên màng đệm. Tùy vào mức độ của gai rau ta có các thể:

      • RCRL Accreta: gai rau bám trực tiếp lên bề mặt cơ TC ( 79% trường hợp).
      • RCRL Increta: gai rau xâm nhập vào sâu trong cơ tử cung (14% trường hợp).
      • RCRL Percreta: gai rau xâm nhập xuyên qua lớp cơ tử cung đến thanh mạc tử cung hoặc xâm lấn qua các cơ quan lân cận (7% trường hợp).

2. Rau cài răng lược có phát hiện được qua siêu âm thai không?

Siêu âm có thể phát hiện sớm nhau cài răng lược cũng như tình trạng nhau cài răng lược ở mức độ nào, nguy hại ra sao. Nếu bạn nằm trong nhóm những người dễ bị nhau cài răng lược kể trên; đặc biệt là nhau tiền đạo thì cần xem xét cẩn thận. Thông thường, khi siêu âm thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ; các bác sĩ cũng sẽ chủ động kiểm tra kỹ hơn tình trạng nhau thai; xem gai nhau có bám quá sâu không để đưa ra phương án xử lý kịp thời.

Không phải ai bị nhau cài răng lược cũng phát hiện khi siêu âm thai. Nhiều trường hợp sau khi sinh; nhau thai không bong ra được; các bác sĩ mới chẩn đoán tình trạng này. Vì thế bạn cần chủ động lựa chọn các cơ sở y tế uy tín; có đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn và cơ sở vật chất hiện đại để quá trình sinh nở được đảm bảo an toàn hơn.

3. Rau cài răng lược nguy hiểm như thế nào?

Những trường hợp rau cài răng lược sau khi sinh sẽ không bong và chảy máu không cầm có thể có những nguy cơ sau:

      • Băng huyết sau sinh phải truyền máu, đe dọa đến tính mạng sản phụ: RCRL là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mất máu cấp, nặng cho sản phụ trong quá trình trước, trong và sau sanh. Khoảng 90% sản phụ RCRL phải truyền máu, trong đó >40% truyền hơn 10 đơn vị máu. Tử vong mẹ 7% dù đã chuẩn bị kỹ, truyền máu,chăm sóc trước trong và sau phẫu thuật kỹ.
      • Nhiễm trùng sau sinh.
      • Sinh non do chảy máu nhiều: Những sản phụ RCRL có thể sẽ phải chấm dứt thai kỳ sớm nếu có biến chứng xảy ra (để bảo vệ tính mạng mẹ) trong khi thai vẫn còn non tháng. Khi đó những hệ quả của một trẻ non tháng: suy hô hấp, vàng da, nhiễm trùng, khó nuôi, thậm chí tử vong,….
      • Cắt bỏ tử cung.
      • Nếu rau cài đến bàng quang hay trực tràng thì đôi khi phải cắt bỏ 1 phần bàng quang hay trực tràng thì mới cầm máu được.

4. Dự phòng rau cài răng lược?

Tỉ lệ RCRL tăng dần theo số lần mổ trên tử cung, số lần sanh con, tuổi mẹ, tiền căn hút nạo buồng tử cung,…Chính vì thế chị em phụ nữ nên có kế hoạch dự định sinh phù hợp; khám thai định kỳ đều và đặc biệt chỉ sinh mổ khi có chỉ định sản khoa từ bác sĩ, vì sinh mổ có nhiều nguy cơ, tai biến.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ tin cậy về sản khoa và phụ khoa cho các chị em tại Hà Nội. Với hệ thống máy móc hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ đem tới sự an tâm cho khách hàng.

Để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết