googleb578e89369db4e48.html

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh - Nguyên nhân và cách khắc phục

00:22 - 22/05/2021 Lượt xem: 647

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là tình trạng thường gặp ở các bà mẹ bỉm sữa nguyên nhân có thể do thay đổi nội tiết, stress căng thẳng việc chăm con hoặc cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý phụ khoa…Vậy nguyên nhân cụ thể là gì và làm sao để khắc phục tình trạng này thì chúng ta cùng tham khảo ở bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Nội tiết tố thay đổi

Qúa trình mang thai, sinh nở và cho con bú khiến cơ thể người phụ nữ bị thay đổi. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Đặc biệt, khi cho con bú, cơ thể người mẹ tiết ra hormone prolactin ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Stress, căng thẳng sau sinh

Những áp lực chăm con nhỏ khiến người phụ nữ thấy căng thẳng, tâm lí không được thoải mái. Ngoài ra, cơ thể của người mẹ sau sinh chưa hoàn toàn hồi phục, thêm việc áp lực gây ra rối loạn hormone nội tiết.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh - nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh lý viêm phụ khoa

Trong thời gian mang thai và sinh nở, vùng kín của người phụ nữ rất dễ bị nhiễm khuẩn do cơ thể còn yếu. Sau sinh, nhiều người quan hệ tình dục khi còn quá sớm, do vậy những bệnh như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo… dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết.

2. Dấu hiệu nhận biết mẹ bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Chu kỳ kinh bất thường

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó chính là số ngày hành kinh. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài 28-32 ngày, thời gian hành kinh là từ 3-7 ngày. Vì thế nếu mẹ sinh xong mà có chu kỳ kinh ngắn hơn 28 ngày hay dài hơn 32 ngày, thời gian có kinh ít hơn 3 ngày hoặc dài hơn 7 ngày thì chứng tỏ mẹ đang bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

Màu sắc kinh nguyệt bất thường

Máu kinh có sự bất thường về màu sắc như ra máu màu đen, hay máu kinh bị vón cục chứng tỏ mẹ đang bị rối loạn kinh nguyệt.

Mất kinh sau sinh quá lâu

Thời điểm có kinh lại sau khi sinh của mỗi người là khác nhau. Tùy thuộc vào hình thức sinh hay cơ địa mỗi người mà thời gian mất kinh dài hay ngắn:

      • Mẹ không cho con bú, có kinh sau 6 đến 8 tuần sau sinh.
      • Người đang nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, có thể không có kinh nguyệt trong 6 tháng hoặc lâu hơn.
      • Mẹ sinh mổ có kinh sau 2 tháng.

Nếu sau 1,2 năm sau sinh mà mẹ chưa có kinh trở lại thì chắc chắn là bạn đã bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

Bị đau bụng kinh dữ dội

Khi đã trải qua cơn đau do sinh thì chị em cảm thấy đau bụng kinh không là gì. Nhưng nếu mẹ sau sinh mà thấy đau bụng kinh dữ dội, quằn quại thì đó cũng là dấu hiệu bị rối loạn kinh nguyệt.

Đau đầu vú

Đau đầu vú là biểu hiện của rối loạn nội tiết, đồng nghĩa với việc chị em bị rối loạn kinh nguyệt.

3. Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt sau sinh an toàn:

Để điều hòa kinh nguyệt và cải thiện sức khỏe, phụ nữ sau khi sinh mổ và sinh thường có thể áp dụng một số biện pháp an toàn sau:

Chế độ ăn uống khoa học:

Chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh:

  • Bổ sung đậu nành và các sản phẩm từ loại đậu này vào chế độ dinh dưỡng.

Isoflavone trong đậu nành được ví như “estrogen” tự nhiên có khả năng ổn định nội tiết tố, duy trì vóc dáng, làn da của phái nữ và hỗ trợ cải thiện các bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt.

  • Cung cấp các nhóm thực phẩm lành mạnh như sữa, ngũ cốc, sữa chua, rau xanh, trái cây, các loại hạt, đậu, hải sản,…

Các loại thực phẩm này có thể cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm mệt mỏi và phục hồi thể trạng.

  • Bổ sung chất chống oxy hoá

Phụ nữ sau khi sinh nên tập trung vào các chất chống oxy hóa và các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C . Vitamin C giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể; giảm căng thẳng và chống lại sự tấn công của các gốc tự do. Trong khi đó, các chất chống oxy hóa tác dụng bảo vệ tế bào; làm chậm quá trình thoái hóa và hỗ trợ hoạt động của não bộ.

  • Chế độ sinh hoạt khoa học 

Nên ăn đủ bữa, đúng giờ, tránh ăn quá đói hoặc quá no. Tăng cân hoặc sụt cân đột ngột đều có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe nói chung và chu kỳ kinh nguyệt nói riêng.

  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, món ăn chứa nhiều dầu mỡ và gia vị.

Bên cạnh đó, cần hạn chế dùng rượu bia, cà phê; trà đặc và các loại thức uống chứa cồn khác.

Ngoài ra chế độ ăn uống lành mạnh còn giúp giải tỏa căng thẳng; tăng cường sức đề kháng và giúp phục hồi thể trạng nhanh chóng; đặc biệt là đối với phụ nữ sinh mổ.

Thời gian biểu sinh hoạt hợp lý:

Điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt là biện pháp cần thiết nhằm cải thiện các bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, việc thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học còn giúp phụ nữ sau sinh hạn chế tình trạng mất ngủ và giảm nguy cơ trầm cảm.

Chế độ sinh hoạt giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ sau sinh:

      • Nên chia sẻ việc chăm sóc con cái với bạn đời và người thân trong gia đình.
      • Dành thời gian cho những giấc ngủ ngắn vào ban ngày để tránh tình trạng thiếu ngủ và suy nhược.
      • Giải tỏa căng thẳng bằng các hoạt động như nghe nhạc, nghỉ ngơi, đọc sách, chăm sóc da, chơi với thú cưng và trò chuyện với các thành viên trong gia đình.
      • Sau khi sinh khoảng 1 – 2 tháng; nữ giới nên tập các bộ môn có cường độ nhẹ như đi bộ hoặc yoga. Tập thể dục không chỉ cải thiện hệ thống xương khớp, phục hồi thể trạng mà còn hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và giảm mức độ đau bụng trong kỳ kinh.
      • Không sử dụng chất kích thích, thuốc lá.

Nếu có vấn đề lo lắng, nên chia sẻ với bạn bè hoặc người thân. Trong trường hợp xuất hiện những hành vi và suy nghĩ bất thường; cần tìm gặp bác sĩ tâm lý trong thời gian sớm nhất.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Sau sinh mổ có được nằm sấp không?
Dấu hiệu sót nhau thai sau sinh mẹ cần biết
Vô sinh ở nữ giới: Triệu chứng và nguyên nhân
Mẹ sinh mổ - Ăn gì nên và không nên
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú