Rối loạn tiêu hóa khi mang thai – Nguyên nhân và cách khắc phục
08:02 - 29/07/2020 Lượt xem: 512
Rối loạn tiêu hóa là bệnh lý thường gặp ở bà bầu gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: Buồn nôn và nôn, đau bụng âm ỉ, có khi từng cơn, có khi đau quặn, đi lỏng phân lúc nhão lúc rắn, bí trung tiện, bí đại tiện…làm ảnh hưởng đến sức khỏe và […]
Rối loạn tiêu hóa là bệnh lý thường gặp ở bà bầu gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: Buồn nôn và nôn, đau bụng âm ỉ, có khi từng cơn, có khi đau quặn, đi lỏng phân lúc nhão lúc rắn, bí trung tiện, bí đại tiện…làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của mẹ bầu. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của phòng khám 43 Nguyễn Khang nhé
1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Thay đổi nội tiết tố
Trong thai kỳ, nồng độ hormone trong cơ thể của mẹ bầu có sự thay đổi. Hàm lượng Progesterone của mẹ tăng, làm giảm nhu động ruột. Là nguyên nhân dẫn đến việc thức ăn tiêu hóa chậm và táo bón là hệ quả rõ ràng nhất.
Tình trạng táo bón rất thường gặp ở hầu hết bà bầu, khiến mẹ vô cùng khó chịu. Tình trạng này ảnh hưởng đến cả khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của mẹ.
Bên cạnh đó, nồng độ hormone progesterone tăng sẽ làm giảm sự vận động của các van nối giữa thực quản và dạ dày. Điều này khiến cho thức ăn và axit dịch vị dạ dày bị trào ngược trở lại thực quản và gây nên tình trạng đầy bụng, ợ hơi, ăn không tiêu thường gặp ở mẹ bầu.
Thay đổi thể chất bên trong khi tử cung phát triển
Theo thời gian, thai nhi sẽ phát triển ngày một to hơn. Từ đó, kích thước tử cung cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận để có thể bao bọc được thai nhi.
Khi kích thước tử cung tăng lên sẽ chèn ép các cơ quan nội tạng khác. Lúc này, ruột già bị ép lại, ruột non bị đẩy lên khiến cho tình trạng táo bón ngày càng hơn, nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Sử dụng thuốc
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu thường được chỉ định uống một số loại thuốc giúp cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho thai nhi phát triển. Trong số đó, sắt là loại thuốc mà rất ít mẹ bầu bỏ qua; để có thể giúp phòng chống thiếu máu dinh dưỡng.
Các viên bổ sung sắt có tác dụng tốt và rất cần thiết đối với thai nhi; nhưng nó cũng gây ra tác dụng phụ. Điển hình là khiến mẹ bầu bị táo bón.
Cơ thể nhạy cảm hơn
Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi, cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố bên ngoài.
Lúc này, đa số các mẹ bầu sẽ nhạy cảm hơn với thức ăn; nhất là những loại thức ăn bị nhiễm khuẩn. Đây là nguyên nhân khiến mẹ bị rối loạn tiêu hóa, mà biểu hiện rõ nhất là tình trạng tiêu chảy.
Bên cạnh đó, một số mẹ bầu còn không thể hấp thụ được lactose có trong các loại sữa cho bà bầu nên dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân khách quan kể trên, có rất nhiều nguyên nhân chủ quan khiến mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa. Lười vận động, ít tập thể dục cũng là nguyên nhân khiến mẹ gặp tình trạng này.
Việc mẹ ăn ít chất xơ, ăn thực phẩm lạ bụng cũng gây nên tình trạng táo bón, tiêu chảy…
2. Phương pháp cải thiện rối loạn tiêu hóa
Mẹ bầu vẫn có thể giảm bớt các vấn đề về đường ruột bằng cách tham khảo những gợi ý dưới đây:
Uống nhiều nước
Hãy nạp vào cơ thể nhiều nước, từ nước lọc cho đến các loại nước ép hoa quả. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng những loại nước ép không hợp vệ sinh để tránh gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Bổ sung chất xơ
Mẹ bầu cũng được khuyến khích ăn nhiều những thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt… Phần lớn phụ nữ mang thai chỉ cung cấp cho cơ thể 16 – 17g chất xơ mỗi ngày; thấp hơn nhiều so số lượng lượng khuyến cáo. Mỗi ngày, bạn nên bổ sung ít nhất 28g chất xơ.
Tập thể dục
Hãy biến việc đi bộ hoặc tập các bài tập khác trở thành một thói quen hằng ngày của bạn. Tập thể dục là một trong những cách tốt nhất để chữa táo bón.
Chia nhỏ các bữa ăn
Giảm lượng thức ăn mỗi bữa và chia nhỏ các bữa ăn giúp ngăn ngừa các tình trạng như ốm nghén, ợ nóng và các vấn đề về tiêu hóa khác ở phụ nữ có thai.
Thuốc nhuận tràng
Thuốc làm mềm phân đôi khi được dùng cho những phụ nữ có thai bị táo bón. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra các tác dụng phụ. Do đó, nếu muốn sử dụng thuốc này trong thai kỳ; bạn đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé.
Tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể khiến bạn không thoải mái, nhưng hãy yên tâm rằng chúng sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình mang thai và sự phát triển của con yêu.
Tham khảo thêm: