Sa sinh dục là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của sa sinh dục
03:14 - 24/03/2020 Lượt xem: 597
Sa sinh dục là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, công tác và lao động của phụ nữ, đặc biệt ảnh hưởng lớn tới quan hệ vợ chồng. Vậy sa sinh dục là gì? Hãy cùng Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm […]
Sa sinh dục là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, công tác và lao động của phụ nữ, đặc biệt ảnh hưởng lớn tới quan hệ vợ chồng. Vậy sa sinh dục là gì? Hãy cùng Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu nhé!
1. Sa sinh dục là gì?
Sa sinh dục là từ dùng để chỉ các cơ quan vùng chậu rớt xuống hoặc sa xuống như thành âm đạo, cổ tử cung, tử cung, phần phụ nhiều khi kèm theo cả sa bàng quang và sa trực trang.
Sa sinh dục là một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ Việt Nam, đặc biệt hay gặp ở phụ nữ nông thôn và lứa tuổi từ 40 – 50 tuổi; đã có ít nhất một con. Người trẻ chưa đẻ lần nào cũng có thể bị nhưng rất hiếm.
2. Nguyên nhân sa sinh dục
Chửa đẻ nhiều lần
Nguyên nhân chủ yếu là các phụ nữ đẻ nhiều lần, đẻ sớm quá, đẻ mau, đẻ không được đỡ an toàn, đúng kỹ thuật.
Sau khi sinh, các dây chằng bị giãn mỏng, trở nên mềm yếu, tầng sinh môn bị rách, cơ thắt hậu môn bị rách khiến các cơ quan dễ bị sa xuống.
Lao động nặng hay lao động quá sớm sau sinh
Sau sinh, các tổ chức chưa trở lại bình thường. Lao động nặng hay lao động quá sớm sẽ làm cho áp lực trong ổ bụng tăng lên, đè vào đáy chậu.
Rối loạn dinh dưỡng
Có thể do một cơ địa bẩm sinh gây nên, hay cơ thể ốm yếu vì bệnh kinh niên. Đây là nguyên nhân thường gặp ở phụ nữ trẻ chưa đẻ lần nào, hoặc ở phụ nữ đã mãn kinh.
3. Triệu chứng của sa sinh dục
Đặc điểm của bệnh này là tiến triển rất chậm, có thể kéo dài 5 – 20 năm.
Đặc biệt sau mỗi lần đẻ, sa sinh dục lại tiến triển nhanh và nặng hơn.
Về cơ năng
Triệu chứng cơ năng thường tùy theo từng người; sa nhiều hay sa ít, mới sa hay sa từ lâu, sa đơn thuần hay còn có tổn thương phối hợp.
Những triệu chứng cơ năng hay gặp là khó chịu, cảm giác nặng bụng dưới, đi đái khó, đi ngoài khó, đái dắt, đái không tự chủ, khi cười hoặc ho thì bị són đái. Kinh nguyệt vẫn bình thường và vẫn có khả năng có thai. Nhưng những phụ nữ này dễ bị sẩy thai và đẻ non.
Về thực thể
Thường là sa thành trước (Kèm theo sa bàng quang), sa thành sau (Kèm theo sa trực tràng), Kéo theo sa tử cung ra ngoài. Làm thành một khối to như nắm tay ở ngoài âm hộ.
Chẩn đoán sa sinh dục thường dễ, tuy nhiên cần chú ý để tránh chẩn đoán nhầm tới hai bệnh.
Lộn tử cung
Cổ tử cung dài và phì đại đơn thuần.
Qua bài viết này hy vọng bạn đã hiểu thêm về bệnh sa sinh dục. Khi thấy những dấu hiệu nghi ngờ cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay để có thể chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị kịp thời. Để khám phụ khoa tại phòng khám 43 Nguyễn Khang bạn có thể đặt lịch qua Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang