Sẩy thai liên tiếp – Những điều bạn cần biết
01:59 - 11/01/2020 Lượt xem: 308
Sẩy thai là một cú sốc tinh thần lớn đối với các cặp vợ chồng đang mong con. Đặc biệt là sẩy thai liên tiếp càng làm cho họ cảm thấy buồn và lo lắng hơn. 1. Sẩy thai liên tiếp là gì? -Sẩy thai liên tiếp là khi một bệnh nhân bị sẩy thai […]
Sẩy thai là một cú sốc tinh thần lớn đối với các cặp vợ chồng đang mong con. Đặc biệt là sẩy thai liên tiếp càng làm cho họ cảm thấy buồn và lo lắng hơn.
1. Sẩy thai liên tiếp là gì?
-Sẩy thai liên tiếp là khi một bệnh nhân bị sẩy thai tự nhiên ≥2 lần. Tỉ lệ này chiếm rất ít 0,5-1% ở phụ nữ mang thai.
-Sảy thai liên tiếp được chia làm 2 nhóm:
- Sảy thai nguyên phát: là người phụ nữ chưa lần nào sinh em bé sống trước đó.
- Sảy thai thứ phát: là khi người phụ nữ đã từng sinh tối thiểu thành công một em bé nhưng giờ lại bị sảy thai liên tiếp nhiều lần.
2. Nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp
– Do bất thường nhiễm sắc thể: Có đến 90% trường hợp sảy thai liên tiếp có liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể. Bất thường nhiễm sắc thể có thể là do vợ, do chồng hoặc do cả hai vợ chồng.
– Người mẹ bị rối loạn tự miễn: Như mắc hội chứng Antiphospholipid ảnh hưởng đến quá trình truyền máu, chất dinh dưỡng cho thai nhi khiến cho thai nhi ngừng phát triển.
– Nguyên nhân do tử cung:
- Tử cung kém phát triển, tử cung nhỏ.
- Tử cung gấp và đổ hẳn ra sau
- U xơ tử cung to hoặc nhiều nhân xơ
- Dị dạng tử cung: Tử cung đôi, tử cung hai sừng, hở eo tử cung, vách ngăn tử cung
Hở eo tử cung là nguyên nhân thường gặp trong sẩy thai liên tiếp; eo tử cung bị hở do thiểu sản lỗ trong cổ tử cung; hoặc bị chấn thương trong lần đẻ trước,..
– Nguyên nhân toàn thân:
- Bệnh lý tim mạch, bệnh thận, bệnh máu thường gây sinh non hơn là sẩy thai.
- Nhiễm khuẩn đặc hiệu như bệnh giang mai thường gây sẩy thai vào tháng thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ, bệnh Toxoplasma.
- Bệnh nội tiết: Bệnh lý tuyến giáp, bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Bất đồng yếu tố RH giữa mẹ và thai.
– Nguyên nhân nội tiết:
- Giảm hormone hướng sinh dục HCG và nội tiết tố sinh dục (estrogen, progesteron).
- Hormon tuyến giáp có vai trò trong việc phát triển thai. Nếu cường giáp, đặc biệt thiểu năng giáp dễ làm sẩy thai.
3. Phương hướng xử trí đối với sẩy thai liên tiếp
Để xác định nguyên nhân phải sử dụng các phương pháp thăm dò và xét nghiệm như định lượng beta HCG, xét nghiệm giang mai, yếu tố RH, nhiễm sắc thể đồ, chụp buồng tử cung,..
Điều trị theo nguyên nhân:
- Mổ bóc nhân xơ trong u xơ tử cung, mổ cắt vách ngăn tử cung,…
- Khâu vòng cổ tử cung đối với hở eo tử cung.
- Điều trị nguyên nhân toàn thân: Điều trị bệnh đái tháo đường, giang mai, viêm thận,..
- Điều trị nguyên nhân do nội tiết như thiểu năng giáp trạng, với thiếu hụt estrogen, progesteron thì nên điều trị ngay và sớm từ khi mới có thai, kéo dài cho đến khi vượt qua thời kì thường bị sẩy. Xét nghiệm tế bào âm đạo nội tiết: chỉ số tế bào ái toan giảm, hình ảnh hoàng thể rõ.
- Với các trường hợp do rối loạn nhiễm sắc thể, nhất là do chuyển đoạn nên tham khảo lời khuyên về di truyền.
Sẩy thai liên tiếp chiếm tỉ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 1%. Tuy nhiên các cặp vợ chồng cũng nên có kiến thức về vấn đề này để phòng tránh hoặc tìm nguyên nhân và có hướng xử trí khi gặp phải tình trạng trên.