googleb578e89369db4e48.html

Siêu âm đầu dò có lợi và hại như thế nào đối với mẹ bầu

08:39 - 04/02/2020 Lượt xem: 1518

Siêu âm đầu dò là phương pháp siêu âm hay được bác sĩ chỉ định cho những tuần thai đầu tiên của thai kỳ. Nhiều mẹ bầu băn khoăn về tác động của nó đối với mẹ bầu và thai nhi. Vậy nó có ảnh hưởng tới mẹ và thai không? bạn hãy cùng với […]

Siêu âm đầu dò là phương pháp siêu âm hay được bác sĩ chỉ định cho những tuần thai đầu tiên của thai kỳ. Nhiều mẹ bầu băn khoăn về tác động của nó đối với mẹ bầu và thai nhi. Vậy nó có ảnh hưởng tới mẹ và thai không? bạn hãy cùng với Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu nhé!

siêu âm đầu dò âm đạo được bác sĩ chỉ định ở những tuần thai bé

1. Siêu âm đầu dò là gì?

Đây là phương pháp siêu âm chậu sử dụng sóng siêu âm có âm tần cao, để có thể quan sát được rõ nét các hình ảnh phía bên trong.

Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ đưa một đầu dò chuyên dụng vào bên trong ống âm đạo.

Siêu âm đầu dò có thể phát hiện sớm những bệnh lý như: u xơ tử cung; u nang buồng trứng hoặc những bệnh lý nguy hiểm như ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung (nếu có)…

2. Siêu âm đầu dò đối với phụ nữ mang thai.

Với phụ nữ mang thai trong những tuần đầu. Kỹ thuật này sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác thai nhi nằm ở vị trí nào; nhằm phát hiện trường hợp thai ngoài tử cung.

Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa những biến chứng. Nếu thai ngoài tử cung vỡ ra như nhiễm trùng ổ bụng, vỡ ống dẫn trứng… mà siêu âm ổ bụng không thể hiển thị hình ảnh phôi thai.

3. Siêu âm đầu dò có ảnh hưởng đến thai không

Việc đưa một thiết bị y tế vào âm đạo như vậy, nhiều thai phụ sẽ lo lắng rằng liệu kỹ thuật siêu âm này có chạm đến thai nhi không? Có ảnh hưởng đến thai không?

Theo các bác sĩ sản khoa cho biết, trong quá trình siêu âm. Bác sĩ sẽ di chuyển thiết bị quanh âm đạo của mẹ bầu sao cho không chạm vào cổ tử cung. Điều này sẽ không gây ra bất kì tổn thương nào cho cổ tử cung và tử cung.

Vì vậy, mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm với việc thực hiện kỹ thuật siêu âm này. Sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng gì đến cổ tử cung, tử cung và cả thai nữa.

4. Những lưu ý mẹ bầu cần biết

– Siêu âm đầu dò thường không gây ra bất kỳ tổn thương nào tới tử cung cũng như thai nhi. Nên thai phụ hoàn toàn có thể yên tâm với phương pháp hữu hiệu này. Tuy nhiên, mẹ bầu cần quan tâm một số lưu ý sau:

– Không giống như siêu âm đường bụng; với siêu âm đầu dò mẹ bầu nên hạn chế uống nước; và cần đi tiểu cho hết để bàng quang rỗng trước khi siêu âm giúp kết quả thu được chính xác hơn.

– Lựa chọn trang phục thoải mái khi đi siêu âm.

Chuẩn bị tâm lý thoải mái tránh sự căng thẳng và áp lực vì điều ấy sẽ gây khó khăn cho quá trình siêu âm.

– Lựa chọn địa chỉ khám thai uy tín, giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao để đảm bảo cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

– Mặc dù kết quả siêu âm đầu dò chính xác; nhưng không nhất thiết lần khám thai nào mẹ bầu cũng phải thực hiện kỹ thuật này. Khi thai nhi phát triển hơn thì nên thực hiện kỹ thuật siêu âm thành bụng.

– Phương pháp này được khuyến cáo không sử dụng với trẻ em và phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục vì có thể gây rách màng trinh.

Tham khảo bài viết:

Siêu âm nhiều có ảnh hưởng tới thai không?

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang