googleb578e89369db4e48.html

Siêu âm thai nhiều có ảnh hưởng gì không?

17:08 - 13/08/2021 Lượt xem: 569 Tác giả: Thu Hoàng

Siêu âm thai nhiều có tốt không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu, nhất là những người lần đầu tiên làm mẹ. Không thể phủ nhận tác dụng của siêu âm thai đối với mẹ bầu nhưng siêu âm nhiều có tốt không, đâu là thời điểm siêu âm hợp lý mà mẹ bầu không được bỏ qua. Các mẹ bầu hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Siêu âm thai nhiều có tốt không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu, nhất là những người lần đầu tiên làm mẹ. Không thể phủ nhận tác dụng của siêu âm thai đối với mẹ bầu nhưng siêu âm nhiều có tốt không, đâu là thời điểm siêu âm hợp lý mà mẹ bầu không được bỏ qua. Các mẹ bầu hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Sóng siêu âm có hại không?

Sóng siêu âm thực chất là sóng âm thanh có tần số cao khoảng 20000 Hz. Đối với trẻ em, người lớn sự tác động của sóng siêu âm thường không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe. Nhưng đối với những thai nhi còn non tháng (những tháng đầu thai kỳ) việc lạm dụng siêu âm có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé khi còn trong bụng mẹ.

Hiện nay rất nhiều ba mẹ trẻ lạm dụng siêu âm theo xu hướng siêu âm thai nhi phi y tế hay còn gọi là “vật kỷ niệm” siêu âm, bằng việc sử dụng sóng siêu âm để xem, chụp hoặc xác định giới tính thai nhi bằng kỹ thuật siêu âm màu 3D, 4D. Đây là một trong những tiến bộ trong siêu âm thai, tuy nhiên phụ huynh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không nên lạm dụng siêu âm, đặc biệt là siêu âm thai nhi phi y tế vì điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé yêu khi con còn trong bụng mẹ.

siêu âm thai

2. Siêu âm nhiều có ảnh hưởng gì không?

Đến thời điểm hiện nay, chưa có nghiên cứu có ý nghĩa lâm sàng về việc sóng siêu âm gây ảnh hưởng xấu hay gây dị tật đến thai. Tuy nhiên, việc các sản phụ đi siêu âm quá nhiều là không cần thiết và gây lãng phí về tài chính cho thai phụ.

Do đó, các thai phụ nên đi khám thai, siêu âm theo lịch hẹn của bác sĩ, đặc biệt không nên bỏ qua 3 thời điểm vàng trong siêu âm để phát hiện sớm các bất thường ở thai nhi, để được sự tư vấn từ bác sĩ và có kế hoạch quản lý thai nghén phù hợp.

3. Khoảng cách giữa 2 lần siêu âm là bao nhiêu?

Nếu bạn là thai phụ (phụ nữ đang mang thai) thì số lần siêu âm các bác sĩ sản khuyến cáo là 3 lần trong suốt thai kỳ. Khoảng cách giữa 2 lần siêu âm rơi vào 3 mốc: thai bước sang tuần thứ 12 đến tuần thứ 14, thai từ tuần thứ 22 đến tuần thứ 24, thai từ tuần thứ 30 đến tuần thứ 32. Sở dĩ bạn không nên lạm dụng siêu âm thai nhi quá nhiều lần và khoảng cách giữa 2 lần siêu âm gần nhau vì điều này không chỉ gây tốn kém về mặt tiền bạc, mà theo một số nghiên cứu cho thấy: nếu lạm dụng sóng siêu âm với cường độ dày, nhiều lần tác động đến phôi thai là tế bào non thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, cụ thể như ảnh hưởng tới não bộ, thính lực, cân nặng,… của thai nhi.

Nếu bạn là bệnh nhân, thì việc chỉ định siêu âm và số lần siêu âm sẽ căn cứ vào chỉ định của bác sĩ. Việc siêu âm sẽ được thực hiện nếu như các bác sĩ cảm thấy chúng là cần thiết, giúp hỗ trợ cho việc kiểm tra và chẩn đoán bệnh. Chính vì vậy, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý hay lạm dụng siêu âm.

4. Thời điểm vàng mẹ cần siêu âm

3 thời điểm vàng để siêu âm hiện nay là ở tuổi thai: 12-14 tuần (12 tuần), 21-24 tuần (22 tuần) và 28-32 tuần (32 tuần). Quá trình siêu âm tại mỗi thời điểm khác nhau, sẽ có giá trị khác nhau trong việc chẩn đoán các bất thường của thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ.

  • Ở tuổi thai 12-14 tuần:

Việc siêu âm sẽ giúp phát hiện sớm các dị tật lớn ở thai nhi như các bất thường về hệ thần kinh trung ương (thai vô sọ, não lộn ngoài) hay các bất thường khác như thoát vị rốn, khe hở thành bụng, một số dị tật về chân, tay.

Ngoài ra, việc đo khoảng sáng sau gáy tại thời điểm này kết hợp với xét nghiệm sàng lọc Double test có ý nghĩa rất quan trọng trong sàng lọc một số hội chứng rối loạn di truyền hay gặp như: Hội chứng Down, Hội chứng Edwards, Hội chứng Patau.

  • Siêu âm ở tuổi thai 21-24 tuần:

Là lần siêu âm giúp phát hiện hầu hết bất thường hình thái ở thai nhi, trong đấy có các bệnh lý tim bẩm sinh.

  • Lần siêu âm lúc thai được 28-32 tuần:

Là lúc đánh giá sự phát triển của thai trong tử cung, đồng thời cũng là thời điểm khảo sát tiếp một số bất thường ở khác ở thai nhi.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Tại sao không nên lạm dụng siêu âm khi mang thai
Siêu âm lúc nào tính tuổi thai chính xác nhất
Xử trí và điều trị u buồng trứng khi có thai
U nang buồng trứng ảnh hưởng ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
Những điều bạn cần biết về u xơ tử cung và u nang buồng trứng