googleb578e89369db4e48.html

Siêu âm thai phát hiện xương đùi ngắn có nguy hiểm?

17:34 - 26/12/2024 Lượt xem: 69

Siêu âm là một thăm khám cận lâm sàng giúp theo dõi sự phát triển, lớn lên của thai nhi theo từng giai đoạn. Trong đó, chiều dài xương đùi thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng mà cha mẹ thường thấy trên kết quả siêu âm của bé. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn tự hỏi chỉ số này thực sự mang ý nghĩa gì và liệu chiều dài xương đùi ngắn có gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi?

1. Ý nghĩa của Chiều dài xương đùi trong siêu âm

Chiều dài xương đùi (FL - Femur Length) là một chỉ số quan trọng được xác định từ tuần thứ 14 của thai kỳ và tiếp tục theo dõi trong những lần siêu âm sau đó. Chỉ số này được tính từ đầu xương chậu đến trục đầu gối theo đơn vị milimet nhằm đánh giá một số thông tin:

  • Đánh giá sự phát triển tổng thể của thai nhi: so sánh chiều dài xương đùi với bảng tham chiếu tiêu chuẩn để xác định xem sự phát triển của thai nhi có phù hợp với tuổi thai hay không
  • Ước tính tuổi thai: kết hợp cùng các chỉ số khác thì chiều dài xương đùi cũng là yếu tố góp phần xác định tuổi thai một cách chính xác hơn
  • Phát hiện bất thường: chiều dài xương đùi ngắn có thể là dấu hiệu cảnh báo của hội chứng Down và các rối loạn tăng trưởng khác. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ có xương đùi ngắn có nguy cơ mắc bệnh Down cao hơn nhiều so với bình thường. Tuy nhiên, cần xem xét thêm các yếu tố khác để chẩn đoán xác định
  • Đánh giá sự phát triển của hệ xương: đây là yếu tố góp phần trong chẩn đoán một số bất thường như thiểu sản, loạn sản xương,...

 

chiều dài xương đùi, chiều dài xương đùi thai nhi, chiều dài xương đùi ngắn, siêu âm thai, chỉ số siêu âm thaiĐo chiều dài xương đùi trên siêu âm

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán xương đùi ngắn 

Trong siêu âm, xương đùi ngắn được chẩn đoán khi chiều dài dưới bách phân vị thứ 3 so với tuổi thai. 

Các mẹ có thể theo dõi chiều dài xương đùi thai nhi theo từng tuần dựa vào bảng tiêu chuẩn sau:

 

Tuổi thai (tuần)

Giá trị trung bình (mm)

Ngưỡng giới hạn (mm)

14

1413-15

15

1716-19

16

2018-22

17

2322-26

18

2525-29

19

2827-33

20

3130-36

21

3432-38

22

3635-41

23

3937-45

24

4240-48

25

4442-50

26

4745-53

27

4946-56

28

5249-59

29

5451-61

30

5653-63

31

5955-65

32

6156-68

33

6358-70

34

6560-72

35

6762-74

36

6864-76

37

7066-79

38

7167-81

39

7368-72

40

7470-84

 

3. Chiều dài xương đùi ngắn phản ánh điều gì?

Chiều dài xương đùi ngắn hơn tiêu chuẩn có thể là dấu hiệu gợi ý một số vấn đề:

  • Nguy cơ mắc chứng loạn sản xương do sự tăng trưởng bất thường của sụn và xương đùi
  • Các hội chứng nhiễm sắc thể: hội chứng Down, hội chứng Turner,...
  • Chiều dài xương đùi ngắn có thể phản ánh tình trạng nhau thai thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến thai suy dinh dưỡng trong tử cung, tăng nguy cơ sinh non hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân

Tuy nhiên, đây chỉ là dấu hiệu nguy cơ. Để có kết luận chính xác, cần xem xét thêm các yếu tố: 

  • Tiền sử bệnh của bố, mẹ và các yếu tố di truyền
  • Các xét nghiệm di truyền
  • Kết quả siêu âm chi tiết thai nhi

4. Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển xương đùi ở thai nhi?

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển xương đùi ở thai nhi bao gồm:

  • Di truyền: di truyền từ bố mẹ là yếu tố quyết định nhiều đến cấu trúc xương và chiều cao của trẻ
  • Nhai thai kém phát triển có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp chất dinh dưỡng và làm chậm quá trình tăng trưởng của thai nhi
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ: việc thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến đến quá trình chuyển hoá, trao đổi chất và phát triển xương của thai nhi
  • Tình trạng bệnh lý của mẹ: các bệnh lý tăng huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng hoặc rối loạn nội tiết ở mẹ có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
  • Thói quen sinh hoạt và tâm lý của người mẹ: đặc biệt khi mẹ có các thói quen không lành mạnh như thức khuya, sử dụng các chất kích thích hay tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của trẻ

5. Làm sao để cải thiện chiều dài xương đùi?

chiều dài xương đùi, chiều dài xương đùi thai nhi, chiều dài xương đùi ngắn, siêu âm thai, chỉ số siêu âm thai

Sau đây là một vài lời khuyên dành cho mẹ bầu giúp chiều xương đùi của bé phát triển một cách tối ưu theo đúng tiêu chuẩn: 

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và đa dạng:
  • Canxi: đây là khoáng chất quan trọng hàng đầu trong sự phát triển của hệ cơ, xương 
  • Vitamin D: là vi chất cần thiết cho sự phát triển và duy trì sức khoẻ xương và răng, hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi và điều tiết lượng canxi trong máu.
  • Protein: vai trò trong việc hình thành xương và ảnh hưởng đến hấp thu canxi và vitamin D
  • Bổ sung các khoáng chất và đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn uống
  • Tránh xa rượu bia, các chất kích thích, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn
  • Duy trì tâm trạng tích cực, tránh căng thẳng
  • Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng cải thiện sức khoẻ, hỗ trợ lưu thông tuần hoàn và sự phát triển tối ưu của thai nhi
  • Kiểm soát các bệnh lý mãn tính để đảm bảo tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ
  • Khám thai định kỳ theo dõi sự phát triển của thai nhi, phát hiện và can thiệp kịp thời các bất thường

 

Mong rằng những thông tin trên đây phần nào hữu ích trong việc giải đáp thắc mắc của các mẹ bầu về chỉ số chiều dài xương đùi ở thai nhi. Để đặt lịch siêu âm và theo dõi thai kỳ tại Phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

Ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai siêu âm thai và khám phụ khoa ở đâu? 

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,... quan tâm và tin tưởng.





Bài viết liên quan

Hội chứng ống cổ tay ở phụ nữ mang thai - những điều mẹ cần biết
Ruột tăng âm ở thai nhi cảnh báo điều gì?
Dấu hiệu quá kích buồng trứng sau chọc trứng
Ra máu sau quan hệ - Cảnh giác với rách cùng đồ âm đạo
Loạn sản cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư không?