googleb578e89369db4e48.html

Siêu âm thai kỳ và những điều bạn cần biết

08:43 - 16/12/2020 Lượt xem: 313

Siêu âm thai là một kỹ thuật sử dụng sóng âm cao tần để ghi lại hình ảnh của em bé trong bụng cũng như các cơ quan sinh sản của mẹ. Thông thường thời điểm siêu âm thai phụ thuộc vào tuổi thai. Siêu âm có thể giúp theo dõi sự phát triển bình […]

Siêu âm thai là một kỹ thuật sử dụng sóng âm cao tần để ghi lại hình ảnh của em bé trong bụng cũng như các cơ quan sinh sản của mẹ. Thông thường thời điểm siêu âm thai phụ thuộc vào tuổi thai.

Siêu âm có thể giúp theo dõi sự phát triển bình thường của thai nhi hay phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn. Cùng với siêu âm tiêu chuẩn có một số phương pháp siêu âm tiên tiến hơn bao gồm siêu âm 3 chiều, siêu âm 4 chiều và siêu âm tim thai – giúp theo dõi và phát hiện các bất thường của tim thai.

1. Khi nào nên siêu âm thai

Siêu âm có thể được sử dụng vì nhiều lý do trong thai kỳ. Bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm nhiều lần hơn nếu phát hiện ra vấn đề trong lần siêu âm hoặc xét nghiệm máu trước đó.

Siêu âm cũng có thể được thực hiện vì lý do khác như để hiển thị hình ảnh cho cha mẹ hoặc để xác định giới tính của em bé. Mặc các nghiên cứu hiện nay cho thấy siêu âm an toàn cho cả mẹ và con, tuy nhiên các chuyên gia chăm sóc sức khỏe không khuyến khích sử dụng siêu âm khi không cần thiết.

2.Mục đích siêu âm thai

3 tháng đầu thai kỳ:

Trong ba tháng đầu của thai kỳ (tuần thứ 1 đến 12), siêu âm có thể được thực hiện để:

      • Xác nhận đã có thai;
      • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi;
      • Xác định tuổi thai của em bé và ước tính ngày sinh;
      • Kiểm tra đa thai;
      • Kiểm tra nhau thai, tử cung, buồng trứng và cổ tử cung;
      • Chẩn đoán thai ngoài tử cung (khi thai nhi không bám vào tử cung) hoặc sảy thai;
      • Tìm kiếm bất kỳ sự tăng trưởng bất thường ở thai nhi.
      • Chẩn đoán các vấn đề với buồng trứng hoặc tử cung, chẳng hạn như khối u thai kỳ;

​3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ:

Trong tam cá nguyệt thứ hai (12 đến 24 tuần) và tam cá nguyệt thứ ba (24 đến 40 tuần hoặc trước khi sinh), siêu âm có thể được thực hiện để:

      • Theo dõi sự tăng trưởng và vị trí của thai nhi (ngôi đầu, ngôi mông, ngôi ngang) ;
      • Xác nhận đa thai;
      • Dựa vào nhau thai để kiểm tra các vấn đề, chẳng hạn như nhau tiền đạo (khi nhau thai che cổ tử cung) và nhau bong non (khi nhau thai tách ra khỏi tử cung trước khi sinh);
      • Kiểm tra các đặc điểm của hội chứng Down (thường được thực hiện trong khoảng từ 13 đến 14 tuần);
      • Kiểm tra các bất thường bẩm sinh hoặc dị tật bẩm sinh;
      • Kiểm tra thai nhi xem có bất thường về cấu trúc hay các vấn đề về lưu lượng máu;
      • Theo dõi mức nước ối;
      • Xác định xem thai nhi có đủ oxy không;
      • Đo chiều dài của cổ tử cung;
      • Hướng dẫn các kỹ thuật khác chẳng hạn như chọc ối;
      • Xác nhận thai lưu.

3. Chuẩn bị trước khi siêu âm thai

Với thai dưới 12 tuần trước khi tiến hành siêu âm thai kỳ, các mẹ nên uống nhiều nước và nhịn tiểu, bàng quang căng đầy sẽ giúp hình ảnh của thai nhi và cơ quan sinh sản được rõ ràng hơn.

Với thai trên 12 tuần thì mẹ không cần nhịn tiểu nữa, lúc này cần đi tiểu để bác sĩ lấy hình cho bé được rõ nét hơn.

4. Các loại siêu âm thai

Các kỹ thuật siêu âm tiên tiến hơn có thể được sử dụng khi cần hình ảnh chi tiết hơn nhằm cung cấp cho bác sĩ thông tin cần thiết để chẩn đoán nếu phát hiện ra vấn đề bất thường khi siêu âm chuẩn.

Siêu âm qua đường âm đạo:

Siêu âm ngả âm đạo có thể được thực hiện để tạo ra hình ảnh rõ hơn. Siêu âm này thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Đối với kỹ thuật này, đầu dò siêu âm được đưa vào âm đạo, bác sĩ sẽ xoay nhẹ đầu dò để khảo sát các cơ quan vùng chậu hoặc túi thai nếu có.

Siêu âm 3 chiều:

siêu âm thai kỳ

      • Không giống như siêu âm 2 chiều; siêu âm 3 chiều cho phép bác sĩ nhìn thấy chiều rộng; chiều cao và chiều sâu của thai nhi và các cơ quan của thai phụ. Siêu âm 3 chiều có thể đặc biệt hữu ích trong việc chẩn các bất thường trong thai kỳ.
      • Siêu âm 3 chiều được thực hiện tương tự như siêu âm tiêu chuẩn nhưng sử dụng đầu dò và phần mềm đặc biệt để tạo ra hình ảnh 3 chiều.

Siêu âm 4 chiều:

      • Siêu âm 4 chiều cũng có thể được gọi là siêu âm 3 chiều động. Không giống như các siêu âm khác, siêu âm 4 chiều tạo ra một video chuyển động của thai nhi tạo ra một hình ảnh tốt hơn về khuôn mặt và chuyển động của bé đồng thời chụp các điểm nổi bật và bóng tốt hơn. Siêu âm này được thực hiện tương tự như các siêu âm khác nhưng với thiết bị đặc biệt hơn.
      • Siêu âm tim thai
      • Siêu âm tim thai được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ thai nhi có thể bị dị tật tim bẩm sinh. Kỹ thuật này có thể được thực hiện tương tự như siêu âm thai truyền thống nhưng có thể mất nhiều thời gian hơn để khảo sát. Siêu âm tim thai ghi lại một hình ảnh chi tiết về  tim của thai nhi cho thấy kích thước; hình dạng và cấu trúc của trái tim.
      • Siêu âm này cũng cung cấp cho bác sĩ cái nhìn tổng quan về cách tim thai hoạt động hữu ích trong việc chẩn đoán các vấn đề về tim.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết