googleb578e89369db4e48.html

Sinh non và các vấn đề thường gặp

01:54 - 05/03/2020 Lượt xem: 648

Sinh non là một vấn đề lớn trong sản khoa vì tỷ lệ tử vong và bệnh tật của trẻ cao. Hơn nữa trẻ non tháng đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 1. Sinh non là gì? Sinh non là […]

Sinh non là một vấn đề lớn trong sản khoa vì tỷ lệ tử vong và bệnh tật của trẻ cao. Hơn nữa trẻ non tháng đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Sinh non là gì?

Sinh non là hiện tượng gián đoạn thai nghén khi thai có thể sống được (nghĩa là tuổi thai trong vòng 28 – 37 tuần)

Trẻ sinh càng non các nguy cơ sức khỏe càng nghiêm trọng. Một số đặc điểm của trẻ non tháng:

    • Trẻ nhẹ cân
    • Phổi trẻ chưa trưởng thành nên dễ bị suy hô hấp và tử vong
    • Một số phản xạ chưa có đặc biệt là phản xạ mút
    • Trung tâm điều nhiệt chưa hoàn chỉnh, hệ thần kinh phát triển chưa đầy đủ
    • Lớp mỡ dưới da dễ bị đông lại nên dễ dẫn tới hiện tượng cứng bì ở trẻ non tháng
    • Khả năng thích ứng với hoàn cảnh môi trường ngoài tử cung còn kém

2. Nguyên nhân của sinh non

– Về phía mẹ

    • Các nhiễm trùng nặng toàn thân: các bệnh nhiễm trùng nặng do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, nhiễm trùng đường tiểu.
    • Sang chấn: trực tiếp vào vùng tử cung hoặc gián tiếp như sau các phẫu thuật, đặc biệt là sau các phẫu thuật vùng bụng, chiếu xạ, sốc nhiệt…
    • Tại chỗ: Tử cung dị dạng bẩm sinh hoặc buồng trứng bị nhỏ lại như u xơ tử cung, dính buồng tử cung 1 phần…
    • Nghề nghiệp: các tệ nạn xã hội, các bệnh nghề nghiệp, giang mai…
    • Các bệnh toàn thân của mẹ, thiếu máu, nhiễm độc…

– Do thai

    • Đa thai ( song thai, sinh ba, sinh bốn…)
    • Thai dị dạng: Thai vô sọ, não úng thủy, bụng cóc, tam bội thể 18, hội chứng potter…

– Do phần phụ của thai

    • Đa ối đặc biệt là đa ối cấp
    • Viêm màng ối ( Amnionitis)
    • Vỡ ối non, rau tiền đạo, rau bong non…

– Các yếu tố khác

    • Làm việc quá sức.
    • Sống trong môi trường độc hại.
    • Dinh dưỡng kém, mẹ có cân nặng trước sinh < 40kg. Mẹ quá trẻ (dưới 20 tuổi) hoặc lớn tuổi (hơn 40 tuổi). Hút thuốc (>20 điếu/ngày).
    • Quan hệ thường xuyên có thể gây cơn co tử cung…
    • Đặc biệt là không được chăm sóc tiền sản đầy đủ góp phần quan trọng làm tăng tỷ lệ đẻ non.
    • Yếu tố nội tiết.
    • Tình trạng căng thẳng của mẹ (stress về tâm lý và thể chất).
    • Tiền sản giật, sản giật, hội chứng HELLP.
    • Ngoài ra có thể do các yếu tố can thiệp hoặc các nguyên ngân chưa rõ

3. Vấn đề trẻ sinh non thường gặp và cách điều trị

– Suy hô hấp (theo dõi hô hấp và oxy liệu pháp)

Sinh non và các vấn đề thường gặp

Trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân có nguy cơ suy hô hấp do thiếu hụt surfactan, đặc biệt hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, trẻ sẽ có những cơn ngừng thở. Nếu không theo dõi sát và phát hiện sớm để xử trí có thể tử vong.

– Hạ thân nhiệt

Hạ thân nhiệt làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh. Do đó, việc phòng tránh hạ thân nhiệt là rất cần thiết. Vì vậy, khi nuôi dưỡng cha mẹ cần để ý cách ủ ấm, mặc quần áo, quấn tã đúng cách, tránh để bé ướt, luôn lau khô và quấn tã lót cho bé, nếu không nhiệt lượng mất đi khiến bé dễ bị mất nhiệt. Nhiệt độ trong phòng bé nằm tối thiểu là 30-32 độ C trong tuần đầu và 28-29 độ C trong những tuần tiếp theo. Bé cần nằm chung với mẹ vì nhiệt độ ngoài da của mẹ cao hơn sẽ truyền hơi ấm cho con. Sử dụng các phương tiện ủ ấm như lồng ấp, túi chườm ấm… hoặc ủ vào lồng ngực mẹ theo phương pháp chuột túi trong trường hợp cần di chuyển bé.

– Tăng thân nhiệt

Trường hợp trẻ bị tăng thân nhiệt nguyên nhân do trung tâm điều hòa nhiệt của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Khi đó thân nhiệt trẻ trên 38 độ, da nóng và đỏ vã mồ hôi. Thêm nữa trẻ bị tăng cả nhịp tim, nhịp thở gây suy hô hấp, mất nước.

Khi đó ba mẹ cần hạ bớt nhiệt độ trong phòng ngay lập tức. Cởi bớt quần áo, chú ý tránh gió lùa và cho trẻ bú mẹ ngay. Sau đó cần kiểm tra xem có điều gì gây nên tình trạng này không?  ví dụ như: Ủ ấm quá kỹ, nhiệt độ trong phòng quá cao hoặc trẻ bị viêm nhiễm ở rốn, họng,… nếu tình trạng không cải thiện cần cho bé tới cơ sở y tế để được kiểm tra.

– Rối loạn tiêu hóa

Trẻ sơ sinh nhất là trẻ sinh non rất dễ có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như hay nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, bú kém… Biến chứng nguy hiểm nhất là viêm ruột hoại tử. Ruột của bé không được đủ máu nuôi sẽ mỏng dần rồi hoại tử hoặc thủng. Do đó, khi thấy bé có biểu hiện nghi ngờ như: Hay nôn trớ, nôn dịch xanh thì phải đến bác sĩ ngay. Cần cho bé ăn sớm những giờ đầu sau sinh và vệ sinh sạch sẽ khi chăm sóc. Theo dõi lượng sữa trẻ không bú hết trong một bữa ăn. Theo dõi tình trạng của trẻ để phát hiện kịp thời nếu trẻ có rối loạn hô hấp, thở nhanh, thở co kéo, màu da, môi trẻ, các chi ngón, phân, nước tiểu,…

– Dinh dưỡng

Phần lớn trẻ nhẹ cân vẫn có khả năng tự bú mẹ trực tiếp. Bé không bú được thì vắt sữa mẹ ra ly và đút bằng muỗng. Trẻ không thể ăn bằng muỗng như bị sặc, không nuốt được… phải nuôi ăn thông qua sonde dạ dày. Nên khuyến khích cho trẻ bú mẹ.

Mẹ không có sữa hoặc chống chỉ định nuôi con bằng sữa mẹ, có thể dùng sữa từ ngân hàng sữa mẹ nếu có. Sữa công thức chỉ được khuyến cáo sử dụng khi các cách trên đều không thể thực hiện. Theo dõi lượng sữa mỗi ngày bé bú được để tính toán lượng sữa chính xác theo nhu cầu. Cung cấp yếu tố vi lượng hàng ngày khi trẻ dung nạp tốt sữa mẹ.

Mọi hiện tượng bất thường ở trẻ sinh non dù nhỏ, đều phải được phát hiện, ghi chép để xử trí kịp thời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Ảnh hưởng nghiêm trọng của thuốc lá điện tử đối với thai nhi
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone