Số lượng bạch cầu trong cơ thể là bao nhiêu?
01:14 - 06/05/2020 Lượt xem: 1024
Bạch cầu có chức năng phát hiện và tiêu diệt các vật lạ gây bệnh trong máu ở khắp cơ thể. Xét nghiệm công thức máu cho biết tình trạng, số lượng bạch cầu trong cơ thể, từ đó phát hiện những bất thường ở bạch cầu. 1. Bạch cầu là gì? Bạch cầu là […]
Bạch cầu có chức năng phát hiện và tiêu diệt các vật lạ gây bệnh trong máu ở khắp cơ thể. Xét nghiệm công thức máu cho biết tình trạng, số lượng bạch cầu trong cơ thể, từ đó phát hiện những bất thường ở bạch cầu.
1. Bạch cầu là gì?
Bạch cầu là thành phần không thể thiếu trong máu của mỗi người. Với chức năng bảo vệ cơ thể bằng khả năng phát hiện và tiêu diệt các vật lạ gây bệnh trong máu ở khắp cơ thể. Bởi vậy mà có nhiều hơn một loại bạch cầu trong máu của con người. Tuổi thọ của các bạch cầu sẽ kéo dài từ 1 tuần đến vài tháng tùy theo chức năng nhiệm vụ của nó.
Có loại bạch cầu làm nhiệm vụ thực bào nghĩa là ăn các vật thể lạ, loại bạch cầu khác lại có nhiệm vụ nhớ để lần sau có vật lạ xâm nhập thì sẽ bị phát hiện nhanh chóng, để loại bạch cầu khác tiêu diệt. Cũng có loại bạch cầu tiết ra các kháng thể lưu hành trong máu để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh. Bạch cầu không chỉ ở trong máu mà một số lượng lớn các bạch cầu còn được sản sinh tại tủy xương, cư trú tại các mô của cơ thể để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ.
2. Số lượng bạch cầu trong cơ thể là bao nhiêu?
Theo một bài báo trên American Family Physician, phạm vi bình thường (tính trên một milimét khối) của các tế bào bạch cầu dựa trên tuổi là:
Tuổi | Mức độ bình thường/ mm3 |
Trẻ sơ sinh | 13000 – 38000 |
Trẻ được 2 tuần tuổi | 5000 – 20000 |
Người trưởng thành | 4500 – 11000 |
Số lượng bạch cầu trong máu của thai phụ vào thời kì tam cá nguyệt thứ 3 dao động trong khoảng từ 5800 – 13200/mm3
– Số lượng bạch cầu cao
Số lượng bạch cầu cao có thể do các tình trạng sau đây:
- Phản ứng dị ứng chẳng hạn như do cơn hen.
- Những nguyên nhân có thể khiến tế bào chết như bỏng, đau tim và chấn thương
- Tình trạng viêm như viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột hoặc viêm mạch máu
- Nhiễm vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng
- Bệnh bạch cầu.
- Các thủ thuật, phẫu thuật khiến tế bào chết cũng có thể gây ra số lượng bạch cầu cao.
– Số lượng bạch cầu thấp
Các tình trạng có thể gây giảm bạch cầu bao gồm:
- Điều kiện tự miễn dịch như lupus và HIV
- Tổn thương tủy xương, chẳng hạn như từ hóa trị liệu, xạ trị hoặc tiếp xúc với độc tố.
- Rối loạn tủy xương
- Bệnh bạch cầu
- Ung thư hạch
- Nhiễm trùng huyết
- Thiếu vitamin B-12.
Bác sĩ có thể liên tục theo dõi các tế bào bạch cầu để xác định xem cơ thể có đang đáp ứng miễn dịch với nhiễm trùng hay không.
3. Các tình trạng ảnh hưởng đến các chỉ số tế bào bạch cầu
Sau đây là những tình trạng có thể ảnh hưởng đến số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể.
- Thiếu máu bất sản: Là tình trạng trong đó cơ thể bị phá hủy các tế bào gốc trong tủy xương. Tế bào gốc chịu trách nhiệm tạo ra các tế bào bạch cầu; tế bào hồng cầu và tiểu cầu mới.
- Hội chứng Evans: Đây là một tình trạng tự miễn dịch trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể phá hủy các tế bào khỏe mạnh, bao gồm cả các tế bào hồng cầu và bạch cầu.
- HIV: HIV có thể làm giảm lượng tế bào bạch cầu gọi là tế bào T CD4. Khi số lượng tế bào T của một người giảm xuống dưới 200, bác sĩ có thể chẩn đoán AIDS.
- Bệnh bạch cầu: Bệnh bạch cầu là ung thư ảnh hưởng đến máu và tủy xương. Bệnh bạch cầu xảy ra khi các tế bào bạch cầu được sản xuất một cách nhanh chóng nhưng không thể chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng.
-
- Xơ hóa tủy xương sơ khởi: Bệnh xảy ra khi tế bào xương sinh ra quá nhiều tế bào máu phát triển và hoạt động bất thường gây mô sẹo xơ hóa do đột biến gen trong tế bào gốc phá hủy khả năng sinh ra tế bào máu bình thường của cơ thể. Từ đó làm người bệnh bị thiếu máu trầm trọng, suy nhược, mệt mỏi.
4. Biện pháp tăng hoặc giảm số lượng bạch cầu
Việc có cần điều chỉnh số lượng bạch cầu(SLBC) trong máu hay không sẽ phụ thuộc vào chẩn đoán. Nếu có một tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể, bác sĩ sẽ tư vấn thêm cho bệnh nhân về các mục tiêu điều trị đối với từng phương pháp và kế hoạch điều trị.
Có thể hạ thấp SLBC bằng cách dùng các loại thuốc như hydroxyurea hoặc gạn bạch cầu – là một thủ tục sử dụng dùng các thiết bị, máy móc để lọc bớt bạch cầu trong máu.
Nếu số lượng bạch cầu thấp do điều trị ung thư như hóa trị liệu, bác sĩ có thể khuyên nên tránh các hoạt động có nguy cơ gây tổn thương hoặc khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Điều này có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Một người cũng có thể có các yếu tố kích thích khuẩn lạc –[ Colony-stimulating factors (CSFs) ] có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và tăng số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể.
Các tế bào bạch cầu là một phần quan trọng trong phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau, và mỗi loại có một chức năng cụ thể trong cơ thể. Để xét nghiệm bạch cầu bạn truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.