googleb578e89369db4e48.html

So sánh giữa gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng trong sản khoa

00:44 - 11/04/2020 Lượt xem: 1351

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là hai kỹ thuật giảm đau được áp dụng phổ biến hiện nay trong các cuộc sinh. Tuy nhiên bản chất của hai kỹ thuật giảm đau này là khác nhau. Vậy gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng giống và khác […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là hai kỹ thuật giảm đau được áp dụng phổ biến hiện nay trong các cuộc sinh. Tuy nhiên bản chất của hai kỹ thuật giảm đau này là khác nhau. Vậy gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng giống và khác nhau ở điểm nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

1. Giống nhau giữa gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng

– Đều là kỹ thuật giảm đau trong đẻ tác động vào hệ thần kinh; làm mất cảm giác đau ở một vùng của cơ thể.

– Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo khi được áp dụng kỹ thuật giảm đau bằng gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng.

2. Sự khác nhau giữa gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng

So sánh giữa gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng

2.1. Về kỹ thuật gây tê và thời gian tác dụng sau thực hiện kỹ thuật

– Với gây tê tủy sống: bác sĩ tiêm thuốc gây tê trực tiếp vào dịch não tủy. Hiệu quả gây tê thường đạt chỉ sau 5 phút.

– Với gây tê ngoài màng cứng: bác sĩ tiến hành tiêm thuốc gây tê vào khoang màng cứng. Tác dụng gây tê thường xuất hiện sau 15 phút.

2.2. Chỉ định

– Với gây tê tủy sống: Gây tê tủy sống thường được ứng dụng nhiều hơn trong phẫu thuật mổ lấy thai. Phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ trong mổ lấy thai cấp cứu; hoặc theo yêu cầu của chính thai phụ từ ban đầu để sinh mổ chủ động.

– Với gây tê ngoài màng cứng: Các sản phụ theo dõi quá trình chuyển dạ tự nhiên. Thai phụ có thể yêu cầu thực hiện ngay lúc nhập viện. Thông thường, kỹ thuật này thường được tiến hành khi sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ và cổ tử cung đã mở rộng khoảng 2 – 3 cm.

2.3. Mức độ nhận biết cơn đau

– Với gây tê tủy sống: Gây tê tủy sống có tính chất hoàn toàn ngược lại khi thai phụ bất động nửa thân dưới trong nhiều giờ liền dù em bé đã được các bác sĩ đưa ra khỏi bụng mẹ. Mẹ chỉ bắt đầu cảm thấy đau nhức toàn thân khi thuốc tê hết tác dụng hoàn toàn.

– Với gây tê ngoài màng cứng: Gây tê ngoài màng cứng cho phép người mẹ khi sinh nhận biết được sự xuất hiện của các cơn gò tử cung và vẫn trải qua quá trình rặn đẻ như bình thường.

2.4. Tác động lên hệ tim mạch và thần kinh trung ương

– Với gây tê tủy sống: Thời gian chờ tác dụng của thuốc dài hơn và có khả năng tác động lên hệ tim mạch và thần kinh trung ương.

– Với gây tê ngoài màng cứng: Thời gian chờ tác dụng của thuốc tương đối ngắn. Đặc biệt, thuốc ít có tác động lên hệ tim mạch và hệ thần kinh trung ương.

2.5. Cảm nhận của sản phụ về mức độ giảm đau

 

So sánh giữa gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng

 

– Với gây tê tủy sống: Thai phụ dễ kiểm soát mức độ giảm đau và chỉ phụ thuộc đa số vào thể tích thuốc đưa vào cơ thể mà thôi. Tác dụng gây tê của thuốc dễ kéo dài hơn bằng cách bơmthêm thuốc vào thông qua ống thông tĩnh mạch (catheter).

– Với gây tê ngoài màng cứng: Thai phụ cảm nhận mức độ giảm đau tùy thuộc phần lớn vào tư thế khi gây tê và tỷ trọng của thuốc. những trường hợp gây tê tủy sống thành công thường vẫn sẽ nhận biết được cơn co nhưng không có cảm giác đau; hoặc sẽ thấy mức độ đau giảm đáng kể. Tác dụng của thuốc không kéo dài lâu. Trong trường hợp phẫu thuật kéo dài, phải tiến hành gây tê lặp lại từ đầu.

2.6. Tác dụng không mong muốn của gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng

– Với gây tê tủy sống: Hiếm khi gặp trường hợp liệt dây thần kinh sọ hơn. Thai phụ vận động nhanh sau sinh hơn.

– Với gây tê ngoài màng cứng: Có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ liệt dây thần kinh sọ, vận động chậm hơn sau khi sinh.

Để cập nhật kiến thức về sản, phụ khoa và các kiến thức sau sinh của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?