Soi cổ tử cung có đau không? quy trình soi cổ tử cung
01:53 - 19/11/2020 Lượt xem: 569
1. Soi cổ tử cung có mục đích gì?
Soi cổ tử cung được chỉ định khi thấy dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục bao gồm: bị đau bụng dưới, khí hư bất thường ra nhiều; có màu vàng hoặc xanh, lẫn cả máu hoặc mủ kèm mùi hôi khó chịu; bị rối loạn kinh nguyệt, đau đớn và chảy máu khi quan hệ…
Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện soi cổ tử cung để tìm hiểu nguyên nhân gây ra các vấn đề bất thường. Biện pháp này giúp bác sĩ nhanh chóng chẩn đoán được các bệnh lý như viêm lộ tuyến cổ tử cung; viêm cổ tử cung; mụn cóc sinh dục; polyp cổ tử cung hoặc bệnh xuất huyết tại cổ tử cung.
Ngoài ra, bệnh nhân sau khi xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung mà phát hiện dấu hiệu bất thường trong các tế bào ở cổ tử cung cũng được chỉ định soi cổ tử cung. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh ghi nhận được qua soi cổ tử cung để có thể đưa ra nhận định chính xác về sự hiện diện của các khối u bất thường.
Nhằm tầm soát bệnh phụ khoa hoặc theo dõi – đánh giá được kết quả hỗ trợ điều trị bệnh.
2. Soi cổ tử cung có đau không?
Soi cổ tử cung có đau không còn tùy thuộc vào việc người bệnh có cần phải thực hiện sinh thiết hay không. Tuy nhiên, đây là thủ thuật không gây quá nhiều đau đớn. Nếu không cần thực hiện sinh thiết; người bệnh sẽ cảm thấy khá thoải mái và có thể sinh hoạt bình thường như mọi ngày. Đôi khi sẽ có dấu hiệu lốm đốm máu trong vòng vài ngày sau đó do các tế bào ở cổ tử cung có thể bị tổn thương nhẹ.
Trong trường hợp bác sĩ phải thực hiện sinh thiết lấy mẫu mô từ cổ tử cung, người bệnh có thể sẽ cảm thấy đau và khó chịu trong vòng 1 – 2 ngày. Để khắc phục, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Ngoài ra, nữ giới có thể bị xuất huyết âm đạo và tiết dịch sẫm màu trong một vài ngày sau khi soi cổ tử cung. Điều này xảy ra là do tác dụng của thuốc cầm máu tại vị trí thực hiện sinh thiết. Để thuận tiện, hãy dùng tạm băng vệ sinh cho đến khi tình trạng này chấm dứt.
3. Soi cổ tử cung được thực hiện như thế nào?
Soi cổ tử cung nên được thực hiện khi người phụ nữ không có kinh nguyệt, đó cũng là thời điểm phù hợp nhất. Bởi vì lúc đó, bác sĩ sẽ quan sát khu vực cổ tử cung rõ hơn và không bị ảnh hưởng bởi kinh nguyệt. Trong vòng ít nhất 24 giờ trước khi thực hiện, không nên:
- Thụt rửa âm đạo
- Sử dụng tampon
- Dùng thuốc đặt âm đạo
- Quan hệ tình dục
Tương tự như khi thăm khám vùng chậu, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nằm ngửa; hai chân được nâng lên cao và bàn chân được đặt lên giá đỡ. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ y khoa gọi là mỏ vịt để mở rộng âm đạo; từ đó bác sĩ mới có thể quan sát khu vực bên trong cổ tử cung. Máy soi được đặt ngay bên ngoài âm đạo.
Sau đó, bác sĩ sẽ thoa một loại dung dịch vào khu vực cổ tử cung và âm đạo bằng tăm bông hoặc bông gòn. Dung dịch này có tác dụng giúp cho các tế bào bất thường trên cổ tử cung dễ được nhìn thấy hơn. Người bệnh có thể cảm thấy hơi bỏng nhẹ trong quá trình thực hiện.
4. Thời gian tiến hành soi mất bao lâu?
Soi cổ tử cung là thủ thuật xét nghiệm hình ảnh khá đơn giản nên không mất nhiều thời gian. Thông thường mỗi ca thủ thuật kiểm tra này dao động từ 10 – 15 phút. Trong một số trường hợp bệnh tình chuyển biến phức tạp; bác sĩ phải mất nhiều thời gian hơn để đánh giá được tình trạng cổ tử cung.
Những dấu hiệu cần thông báo cho bác sĩ ngay
- Xuất huyết âm đạo quá nhiều (phải sử dụng nhiều hơn một băng vệ sinh trong vòng một giờ)
- Đau bụng dưới kéo dài
- Phát sốt
- Cơ thể bị ớn lạnh
Soi cổ tử cung cùng với các thủ thuật và xét nghiệm liên quan có vai trò phát hiện và chẩn đoán sớm căn bệnh ung thư cổ tử cung. Điều này mang ý nghĩa tiên quyết trong việc mang lại cơ hội chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân và đảm bảo không ảnh hưởng lớn chất lượng cuộc sống. Do đó, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường, người phụ nữ cần đi thăm khám ngay.
Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.