Sỏi túi mật khi mang thai và những điều cần biết?
16:53 - 22/08/2022 Lượt xem: 761 Tác giả: Thu Hoàng
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần thật sự cẩn trọng đến sức khỏe của bản thân và cả thai nhi. Những thay đổi về mặt sinh lý khi mang thai có thể dẫn đến một số căn bệnh thường gặp như sỏi mật. Không phải phụ nữ nào khi mang thai cũng gặp tình trạng này nhưng không ít người đều cảm thấy lo lắng rằng bị sỏi túi mật khi mang thai có nguy hiểm không? và bệnh có biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và bé như thế nào?
1. Hình thành của sỏi túi mật
Túi mật là một cơ quan nhỏ có hình dáng gần giống như trái lê, nằm ngay phía dưới gan. Túi mật dự trữ dịch mật thừa mà gan sản xuất ra để tiêu hóa các chất béo. Khi chúng ta ăn một bữa ăn nhiều chất béo, túi mật sẽ giải phóng dịch mật vào ruột non.
Tuy nhiên, quá trình này đôi khi lại không diễn ra liền mạch như vậy. Nếu thiếu hụt muối mật, túi mật hoạt động không hiệu quả hoặc dư thừa cholesterol sẽ dẫn tới hình thành nên các viên sỏi cứng ở túi mật. Sỏi mật tích tụ sẽ cản trở túi mật tiết dịch mật, ngoài ra những viên sỏi này khi không thể thoát ra ngoài còn gây viêm túi mật khiến bệnh nhân bị đau dữ dội.
Nếu túi mật không còn hoạt động hiệu quả và gây nên nhiều biến chứng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ bộ phận này.
Thực tế nam giới là đối tượng có tỷ lệ bị sỏi túi mật cao hơn so với nữ giới. Nhưng ở phụ nữ mang thai thì nguy cơ mắc sỏi túi mật lại khá cao, đặc biệt là những người béo phì, lớn tuổi, tiền sử gia đình có người bị sỏi mật. Nguyên nhân là vì khi mang thai, cơ thể phụ nữ tiết ra nhiều hormone progesterone và estrogen gây giãn các cơ trơn, làm chậm lại quá trình tiết mật nên dễ hình thành sỏi mật.
2. Biểu hiện của sỏi túi mật khi mang thai
Sỏi mật thường không có những dấu hiệu nhận biết rõ ràng nào, nhất là ở phụ nữ mang thai. Chỉ khi viên sỏi có kích thước lớn và gây ra đau đớn thì mới gây ra những triệu chứng cụ thể.
Sau đây là một số biểu hiện của sỏi túi mật ở phụ nữ mang thai, mẹ bầu nên để ý, đặc biệt là sau những bữa ăn:
Đau bụng vùng thượng vị hoặc phía trên bụng phải, đau ở vùng túi mật. Cơn đau có thể kéo dài và âm ỉ hoặc đau dữ dội, mức độ đau ngày càng tăng dần trong 1 – 2 giờ.
Đau dữ dội, không có dấu hiệu thuyên giảm và ngày càng nặng hơn, cơn đau lan rộng ra cả vùng bụng và lưng, có thể xuất hiện thêm những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi,…
Nếu bà bầu có các triệu chứng sau và không biến mất trong khoảng 1 - 2 giờ thì cần đến bệnh viện ngay:
- Ớn lạnh và/hoặc sốt nhẹ
- Buồn nôn và nôn mửa
- Đau bụng kéo dài: Cơn đau dữ dội, đau chổng mông. Người bệnh có thể đau âm ỉ và trội thành cơn hay đau liên tục.
- Nước tiểu sẫm màu
- Vàng da
- Phân sáng màu
Đây đều là những dấu hiệu cho thấy sỏi mật bắt đầu gây viêm và nhiễm trùng.
3. Bị sỏi mật có nên mang thai không?
Nếu đang trong quá trình điều trị sỏi mật và mong muốn mang thai, bạn nên đi khám và tham khảo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ sản khoa và khoa gan mật nhé. Trên thực tế, phụ nữ nên điều trị ổn định bệnh sỏi túi mật và khám định kỳ, tránh tái phát và những biến chứng lên sức khỏe sau này.
Ngoài ra, sau quá trình cải thiện bệnh sỏi mật trước khi mang thai, bạn nên lên kế hoạch để dành một khoảng thời gian cho cơ thể ổn định, bồi bổ sức khỏe và chăm sóc bản thân thật tốt. Lúc này, bạn đã sẵn sàng để đón thiên thần nhỏ đến với mình và dành cho bé những điều tốt đẹp nhất.
4. Điều trị bị sỏi túi mật khi mang thai
Đối với trường hợp sỏi mật nhẹ ở mẹ bầu, các bác sĩ có thể tiến hành điều trị nội khoa mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu những triệu chứng không quá nặng nề thì có thể dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng mà không cần điều trị can thiệp.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị sỏi mật kèm theo những triệu chứng nặng và sỏi làm ảnh hưởng đến chức năng của túi mật thì cần thực hiện phẫu thuật để lấy sỏi ra khỏi cơ thể. Đây không phải là phương pháp tốt cho quá trình mang thai nhưng lại là giải pháp tốt nhất đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.
5. Phòng tránh nguy cơ biến chứng do bị sỏi túi mật khi mang thai
Không có cách nào để giảm nguy cơ mắc biến chứng liên quan đến túi mật. Ứ dịch mật hoặc sỏi mật khi mang thai thường liên quan đến thay đổi hormone thai kỳ ở những phụ nữ có một số gen đặc biệt, nhưng không phải là hiện tượng phổ biến. Vì nguyên nhân liên quan đến gen nên có khoảng 90% phụ nữ đã từng bị một lần thì sẽ bị tái phát tình trạng này ở lần mang thai tiếp theo.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ít chất béo, nhiều chất xơ khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng sỏi mật nặng và giúp cả mẹ và em bé cùng khỏe mạnh.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.