googleb578e89369db4e48.html

Dấu hiệu sót nhau thai sau sinh mẹ cần biết

13:14 - 30/10/2024 Lượt xem: 291 Tác giả: Thanh Nga

Sót nhau thai sau sinh có nguy hiểm?

Sót nhau thai là hiện tượng nhau thai còn lại trong tử cung sau sinh. Đây là biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ nếu không được can thiệp kịp thời

1. Hiện tượng sót nhau thai sau sinh

Thông thường, ngay sau khi sinh, nhau thai sẽ bong tróc và được đẩy ra ngoài theo lực co bóp của tử cung. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, cơ thể mẹ không tự loại bỏ hết nhau thai dẫn đến nhau còn sót lại trong tử cung. Nếu mổ lấy thai, bác sĩ sẽ lấy bánh nhau ra khỏi tử cung. Sót nhau xảy ra do nhau không được đẩy ra khi cổ tử cung đóng hay do nhau vẫn còn bám vào thành tử cung. Đây là biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến nhiễm trùng và tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

2. Dấu hiệu nhau còn sót trong tử cung?

Sau sinh, nếu có những biểu hiện sau thì rất có thể đó là dấu hiệu của việc sót nhau:

  • Ra máu bất thường. Khác với sản dịch sau sinh, trong sót nhau, máu ra nhiều, màu đỏ tươi lẫn cục máu đông kèm nhiều dịch màu đen và có mùi khó chịu. 
  • Sốt, mệt mỏi, choáng váng
  • Đau bụng dưới âm ỉ, kéo dài
  • Sự co hồi tử cung kém

3. Sót nhau thai - Nguyên nhân do đâu?

  • Đờ tử cung: lực co bóp của tử cung không đủ mạnh hoặc không liên tục khiến nhau thai không được đẩy hết ra ngoài
  • Nhau bị mắc kẹt: hiện tượng nhau đã bong ra khỏi thành tử cung nhưng không được đẩy ra ngoài trước khi tử cung đóng lại ( thường sau nửa giờ) do bị mắc sau cổ tử cung. Nhau có thể sót lại một phần, hoặc toàn bộ.
  • Nhau tiền đạo: Tình trạng nhau thai bám ở gần cổ tử cung một phần hay toàn bộ thay vì vị trí đáy tử cung như bình thường. Tuỳ vị trí bám mà nhau tiền đạo chi làm 4 loại: nhau bám thấp, nhau bám mép, nhau bán trung tâm, nhau trung tâm. Khi có nhau tiền đạo, đường ra của thai nhi sẽ bị cản trở và nguy cơ sót nhau cũng cao hơn

sót nhau thai, sót nhau, sau sinh, nhau tiền đạo

  • Nhau cài răng lược: xảy ra khi nhau bám quá chặt vào thành tử cung dẫn đến một phần hoặc toàn bộ bánh nhau xâm lấn thành tử cung và không thể tách ra sau khi em bé chào đời. Đây cũng chính là nguyên nhân dễ gây rối loạn đông máu, băng huyết sau sinh,...
  • Tử cung có hiện tượng viêm nhiễm do nạo hút thai hoặc có vết sẹo mổ lấy thai: nhau thai có thể bám vào các vị trí viêm nhiễm hay vị trí sẹo này dẫn đến khó bong tróc.

4. Yếu tố nguy cơ dễ gây sót nhau thai

Sau đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng nhau sót lại sau khi sinh:

  • Tiền sử sót nhau trong lần mang thai trước
  • Tiền sử phẫu thuật tử cung
  • Phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi
  • Sinh quá nhiều lần
  • Sinh non
  • Thai lưu

5. Sót nhau thai có nguy hiểm không?

Nhau thai còn sót nếu không được xử lý kịp thời có thể sẽ gây ra các biến chứng như: xuất huyết tử cung, viêm nhiễm tử cung, tắc ống dẫn trứng,... Đối với những trường hợp nghiêm trọng thậm chí sẽ phải cắt bỏ toàn bộ tử cung. Tình trạng nhau thai sót sau khi được loại bỏ cũng vẫn có thể để lại thương tổn cho thành tử cung và khả năng sinh nở sau này. 

6. Chẩn đoán sót nhau sau sinh?

Khi nghi ngờ có hiện tượng sót nhau thông qua các triệu chứng nêu trên. Mẹ hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để chẩn đoán sau đó tiến hành siêu âm hoặc nội soi để xác định vị trí rau còn sót.

sót nhau thai, sót nhau, sau sinh

7. Điều trị sót nhau

Sau khi đã được chẩn đoán, tuỳ vào mức độ, vị trí sót nhau thai mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Thông thường phương pháp loại bỏ nhau thai bằng thuốc sẽ được ưu tiên sử dụng đầu tiên. Nếu việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả hay tình trạng diễn biến nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp sau:

  • Dùng tay loại bỏ nhau thai: bác sĩ sử dụng tay để lấy hết phần nhau thai còn sót. Phương pháp này cần kết hợp dùng kháng sinh ngăn ngừa nhiễm trùng, thuốc gây tê,..
  • Nạo tử cung
  • Cắt tử cung: Trong trường hợp nhau cài răng lược, khi tất cả các phương pháp trên không mang lại hiệu quả thì cắt tử cung cần phải được tiến hành để đảm bảo tính mạng cho sản phụ. Sau khi cắt tử cung, phụ nữ sẽ mất đi khả năng sinh sản. 

Phụ nữ sau sinh cần hết sức cẩn trọng với việc sót nhau. Hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ và đa dạng các chất đặc biệt bổ sung thêm hoa quả, rau củ như rau ngót xay, đu đủ xanh giúp kích thích co bóp tử cung, đẩy sản dịch ra ngoài. Đừng quên tái khám sau sinh để theo dõi tình trạng sức khoẻ và phát hiện sớm những bất thường.



Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tự hào là đơn vị uy tín trong chăm sóc sản, phụ khoa. Không chỉ thu hút các mẹ bầu và các chị em tại Hà Nội tới thăm khám mà còn là địa chỉ được rất nhiều các chị em ở khu vực miền Bắc như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,... quan tâm và tin tưởng.



Bài viết liên quan

Bí tiểu sau sinh phải làm sao?
Chỉ số Apgar và vai trò trong hồi sức sơ sinh
Hội chứng hít nước ối phân su ở trẻ sơ sinh - những điều mẹ cần biết
Sau sinh mổ có được nằm sấp không?
Mẹ sinh mổ - Ăn gì nên và không nên