googleb578e89369db4e48.html

Sót rau sau sinh – Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí

04:48 - 07/05/2020 Lượt xem: 4614

Sót rau sau sinh là tình trạng rau thai còn sót lại trong buồng tử cung sau sinh. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như nhiễm trùng, sốc mất máu… 1. Sót rau là gì ? Sau khi sinh, […]

Sót rau sau sinh là tình trạng rau thai còn sót lại trong buồng tử cung sau sinh. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như nhiễm trùng, sốc mất máu…

1. Sót rau là gì ?

Sau khi sinh, cơ thể của người phự nữ không cần đến nhau thai nữa. Sau khi sinh thường khoảng nửa tiếng, nhau thai sẽ được tử cung co bóp đẩy hết ra ngoài. Trong trường hợp đẻ mổ, bác sĩ sẽ lấy bánh nhau thai ra khỏi tử cung. Toàn bộ bánh nhau phải được loại bỏ khỏi tử cung sau khi bạn sinh con. Trong một số trường hợp, một phần nhau thai vẫn còn sót lại trong tử cung, đây là hiện tượng sót nhau thai. Cũng có thể xảy ra bởi nhau bị mắc sau cổ tử cung đóng một phần hoặc nhau vẫn còn bám vào thành tử cung – dù bám nông(nhau dính) hay bám sau (nhau cài răng lược). Sót nhau sau sinh có thể khiến sản phụ bị viêm nhiễm các cơ quan sinh sản như: tắc vòi trứng, viêm cổ tử cung,… thậm chí có thể băng huyết, nguy hiểm đến tính mạng.

Chảy máu là dấu hiệu sớm của sót rau; ngay sau khi sổ rau do các xoang tĩnh mạch ở nơi rau bám không đóng lại được.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân thường gặp trong các trường hợp sau:

      • Do thai phụ có tiền sử sẩy thai, nạo, hút thai nhiều lần.
      • Do đẻ nhiều lần và có lần đã bị sót rau viêm niêm mạc tử cung.
      • Sau đẻ non, đẻ thai lưu, do sẹo mổ cũ.
      • Nhai thai bám sâu vào thành tử cung, khi lấy ra có thể nhau bị đứt hoặc không lấy hết được.
      • Do nhân viên y tế lấy không kiểm tra kỹ hoặc không biết còn nhau thai.

3. Triệu chứng

Có thể phát hiện sớm sót rau sau đẻ bằng cách kiểm tra bánh rau thấy thiếu, chú ý đến những múi rau phụ khi thấy các mạch máu trên màng rau.

      • Chảy máu: là dấu hiệu sớm nhất của sót rau, thường xuất hiện ngay sau khi sổ rau. Rau máu rỉ rả hay đọng lại trong buồng tử cung làm tử cung càng to không co lại được. Có thế có dấu hiệu đờ tử cung thứ phát.
      • Lượng máu có thể ít, có thể nhiều, màu đỏ tươi có lẫn máu cục.
      • Có khi ra máu ít và chảy ngay ra ngoài, tử cung vẫn co nhỏ dưới rốn.
      • Nếu phát hiện muộn, mất máu nhiều có dấu hiệu toàn thân: Mạch nhanh, huyết áp hạ, khát nước.
Đau bụng kèm sốt có thể là biểu hiện của sót rau sau sinh

Những triệu chứng khác kèm theo đó là:

      • Sốt
      • Đau bụng nhiều, âm ỉ hoặc liên tục ở bụng dưới.
      • Tử cung có thể co hồi kém.
      • Bệnh nhân mất máu nhiều nên thường có biểu hiện mệt mỏi, nặng nề hơn có thể bị choáng.

4. Xử trí

      • Phải kiểm soát tử cung ngay khi kiểm tra rau thấy sót hoặc khi máu ra rỉ rả sau sổ rau hay tử cung không có khối an toàn. Khi kiểm soát tử cung phải lấy hết màng rau và màng rau sót, toàn bộ máu cục và máu loãng trong buồng tử cung.
      • Tiêm oxytocin 5-10 đơn vị vào cơ tử cung và ergometrin 0,2 mg vào bắp thịt.
      • Hồi sức, truyền máu nếu có dấu hiệu thiếu máu cấp.

Sót nhau thai thường gây ra những dấu hiệu nhiễm trùng ở phụ nữ sau sinh như sốt, mệt mỏi…. cần phải được lưu ý đặc biệt. Cũng có thể phát hiện sớm bằng cách kiểm tra nhau. Nếu sau sinh thấy có dấu hiệu nghi ngờ sót nhau thai, sản phụ cần phải thăm khám bác sĩ ngay để tránh trường hợp xấu có thể xảy ra.

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV