googleb578e89369db4e48.html

Sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng cuối – Chớ coi thường

03:10 - 31/08/2020 Lượt xem: 1320

Sốt xuất huyết là một bệnh rất nguy hiểm, có diễn biến nhanh và phức tạp gây rối loạn đông máu, suy tuần hoàn, suy đa tạng; đặt biệt với phụ nữa mang thai 3 tháng cuối có thể gây sinh non, tiền sản giật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ […]

Sốt xuất huyết là một bệnh rất nguy hiểm, có diễn biến nhanh và phức tạp gây rối loạn đông máu, suy tuần hoàn, suy đa tạng; đặt biệt với phụ nữa mang thai 3 tháng cuối có thể gây sinh non, tiền sản giật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé.

1. Bà bầu bị sốt xuất huyết 3 tháng cuối rất nguy hiểm

Sốt xuất huyết gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng cuối. Cụ thể:

      • Sinh non

Thời điểm tam cá nguyệt thứ 3 khá nhạy cảm; bất cứ tác động xấu nào cũng khiến trẻ có nguy cơ sinh non. Bên cạnh đó, trẻ còn bị thiếu cân, nhẹ cân và nguy cơ tử vong khá cao nếu mẹ bị sốt xuất huyết nặng.

      • Xuất huyết

Khi ở thể nặng, bệnh sẽ gây xuất huyết ồ ạt, biến chứng vào gan, thận; thậm chí là xuất huyết não dẫn đến tử vong. Nếu mẹ bầu bị sốt xuất huyết trong thời gian chuyển dạ sẽ bị chảy máu kéo dài nguy hiểm, dễ mất cả mẹ và thai nhi.

      • Tiền sản giật

 

3 tháng cuối sốt xuất huyết

Nguy cơ bị tiền sản giật sẽ tăng cao khi mẹ bị sốt xuất huyết trong 3 tháng cuối với 3 triệu chứng cơ bản như: huyết áp tăng, protein niệu và phù.

      • Suy giảm tiểu cầu

Sốt xuất huyết thường làm suy giảm mức độ tiểu cầu; khiến ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng của mẹ và em bé. Do đó, thai phụ dễ gặp biến chứng sau khi áp dụng những thủ thuật như gây tê màng cứng, gây mê toàn thân lúc sinh.

      • Trẻ bị dị tật

Tỷ lệ lây truyền virus từ mẹ qua thai nhi ở giai đoạn cuối thai kỳ mặc dù rất thấp nhưng vẫn có khả năng gây dị tật cho trẻ. Chính vì vậy, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận bảo vệ sức khỏe của bản thân; tránh mắc bệnh trong 3 tháng cuối cùng.

2. Những điều mẹ bầu cần làm khi bị sốt ở 3 tháng cuối

      • Đi khám bác sĩ

Ngay khi cơ thể có triệu chứng sốt cao, run rẩy, đau đầu dữ dội… mẹ nên lập tức đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra ngay. Lúc này, bà bầu cần nghiêm túc tuân thủ theo phác đồ điều trị để bệnh mau chóng thuyên giảm.

Bác sĩ sẽ xét nghiệm tiểu cầu của mẹ bầu thường xuyên để xác định mức tiểu cầu trong máu. Đồng thời, nếu bệnh trở nặng bất thường mẹ có thể được truyền máu, truyền dịch để tăng tiểu cầu, chống sốc.

Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc tránh hậu quả thêm nghiêm trọng.

      • Theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên

3 tháng cuối sốt xuất huyết

Mẹ bầu cần được theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên. Để ý những lúc sốt cao trên 38,5 độ cần được hạ sốt bằng thuốc theo đơn của bác sĩ; ngoài ra có thể sử dụng một số biện pháp giảm sốt như chườm ấm; nằm chỗ thoáng mát cho cơ thể dễ chịu.

Luôn theo dõi sát sao từ 4 đến 6 giờ phải kiểm tra lại nhiệt độ cơ thể người bệnh một lần. Trong trường hợp vẫn sốt trên 38,5 độ thì mẹ bầu cần uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn phải để ý đến liều lượng, thời gian giãn cách và loại thuốc sử dụng.

      • Uống nhiều nước

Đây là điều rất quan trọng, được khuyến khích người bệnh thực hiện. Tình trạng tiêu chảy khi bị sốt xuất huyết làm cơ thể mẹ bầu mất nước; lúc này mẹ cần tăng cường điện giải, bù nước cho cơ thể. Mỗi ngày thai phụ nên uống 1,5-2 lít nước, có thể dùng nước lọc, nước trái cây, ép rau củ chứa nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng, uống sữa….

      • Chế độ ăn uống đầy đủ

Mang thai khiến cơ thể phụ nữ yếu hơn người thường, nhất là khi bị sốt rất mệt mỏi. Bên cạnh việc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ thì mẹ cần bổ sung 1 chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo sức khỏe. Lúc này, các ông chồng nên chăm sóc kĩ lưỡng như sau:

Ưu tiên cho bà bầu ăn thực phẩm dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp…

Khuyến khích ăn thêm rau xanh, hoa quả tươi như cà rốt, cải bó xôi, súp lơ, cam,…

Tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, ngọt.

3. Chủ động phòng ngừa

3 tháng cuối sốt xuất huyết
Chủ động phòng ngừa muỗi đốt là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và bé

Nếu bạn không muốn mắc phải căn bệnh nguy hiểm này, trước tiên cần có các biện pháp phòng ngừa an toàn và hiệu quả nhé.

      • Muỗi vằn gây bệnh thường phát triển ở những nơi ẩm ướt vào mùa mưa. Do vậy, bạn nên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, diệt muỗi thường xuyên, không để nước đọng vào lu, vại mà không che chắn cẩn thận. Phun thuốc định kỳ để diệt trừ các mầm mống gây bệnh như muỗi, lăng quăng, bọ gậy…
      • Bạn nên mặc áo dài tay, quần dài, sử dụng thuốc bôi chống muỗi để tránh bị đốt, khi ngủ cũng nên mắc màn kể cả ban ngày.
      • Trong gia đình nên lắp sẵn tấm lưới che cửa ra vào và cửa sổ ngăn muỗi, thường xuyên khai quang vệ sinh môi trường sống. Tránh để nước đọng trong và xung quanh nhà; chum, vại, các chai lọ, có nước để lâu không nắp… đều là những môi trường tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi gây bệnh.
      • Tránh đi nghỉ ở vùng có nhiều ao tù nước đọng hay rừng rậm có nhiều muỗi.
      • Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang