googleb578e89369db4e48.html

Stress khi mang thai

02:34 - 27/06/2020 Lượt xem: 344

Khi mang thai nội tiết tố thay đổi khiến mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Khả năng chịu áp lực cũng giảm đi đáng kể. Vì vậy khi mang thai mẹ bầu rất dễ bị stress. Vấn đề này không giải tỏa thì rất dễ phát triển thành những rối loạn […]

Khi mang thai nội tiết tố thay đổi khiến mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Khả năng chịu áp lực cũng giảm đi đáng kể. Vì vậy khi mang thai mẹ bầu rất dễ bị stress. Vấn đề này không giải tỏa thì rất dễ phát triển thành những rối loạn lo âu, trầm cảm khi mang thai vô cùng nguy hiểm. Nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

1. Stress khi mang thai

Stress là cách mà cơ thể chúng ta phản ứng lại một điều gì đó vượt ra khỏi giới hạn chịu đựng bình thường, có thể gây nguy hiểm, hoặc gây phiền nhiễu cho chúng ta. Mỗi người đáp ứng với tình trạng stress theo cách riêng của cơ thể họ. Giới hạn gây ra stress là khác nhau đối với mỗi người như vậy và do sự đáp ứng đối với stress là đa dạng đối với từng người, từng tình huống nên rất khó để đánh giá stress tác động đến thai kỳ như thế nào.

Đối với phụ nữ mang thai, khả năng đáp ứng đối với những thay đổi về áp lực công việc, tình cảm, đời sống sẽ thấp hơn nhiều so với người bình thường. Do đó, nguy cơ bị stress trong thai kỳ là rất lớn.

stress mang thai
sự thay đổi nội tiết, tâm lý lkhi mang thai là nguyên nhân hàng đâu gây stress cho mẹ bầu

2. Nguyên nhân gây ra căng thẳng trong thai kỳ?

Nguyên nhân gây căng thẳng sẽ khác nhau đối với từng phụ nữ, nhưng đây là một số nguyên nhân phổ biến khi mang thai:

      • Cơ thể mệt mỏi do buồn nôn, táo bón hoặc đau lưng.
      • Hormone thay đổi khiến tâm trạng của mẹ bầu thay đổi
      • Lo lắng về quá trình chuyển dạ hoặc cách chăm sóc em bé
      • Căng thẳng trong công việc
      • Cuộc sống bận rộn
      • Bạo lực gia đình

3. Stress gây ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu và thai nhi

Ảnh hưởng đến mẹ

      • Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
      • Ảnh hưởng đến tâm thần kinh
      • Ảnh hưởng đến tâm lý và tính cách thai phụ
      • Nguy cơ gây sinh non
      • Gây ra những rối loạn ăn uống
      • Gia tăng nguy cơ mắc bệnh tâm lý khác

Ảnh hưởng đến thai nhi

Cholesterol cao ảnh hưởng gì tới thai nhi

      • Thai nhi nhẹ cân
      • Trẻ chậm phát triển não bộ
      • Trẻ bị rối loạn giấc ngủ
      • Trẻ bị mắc chứng rối loạn hành vi
      • Trẻ bị dị tật

4. Cách giảm stress khi mang thai

      • Hãy tâm sự, kể ra những suy nghĩ, cảm giác của bạn với bạn bè, người thân trong gia đình, thủ trưởng hoặc với chuyên gia về sức khoẻ.
      • Đừng ngại ngần khi cần sự hỗ trợ
      • Không hút thuốc, không uống rượu, không dùng thuốc gây nghiện
      • Chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý
      • Uống nhiều nước
      • Nghỉ ngơi đầy đủ theo nhu cầu cơ thể
      • Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ
      • Tập thể dục, yoga dành cho mẹ bầu là cách tốt nhất giúp giảm stress khi mang thai.
      • Tránh xa những tình huống hoặc những người có khả năng gây stress cho bạn
      • Cố gắng thư giãn và cười lên. Hãy tìm một sở thích nào đó và thực hiện, như xem phim, nghe nhạc, đọc sách, đi mua sắm… Khi nào tâm trạng bạn thấy phấn chấn và vui vẻ là bạn đã vượt qua cơn stress rồi đó.

Mang thai là một giai đoạn nhạy cảm mẹ bầu rất dễ bị căng thẳng. Vì vậy mẹ bầu cần chuẩn bị một tâm lý tốt khi mang thai. Ngoài ra hãy thường xuyên tâm sự với chồng và người thân để giải tỏa những căng thẳng mà bạn đang phải trải qua điều đó sẽ giúp bạn trải qua thai kỳ một cách xuôn sẻ, dễ dàng hơn. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết