googleb578e89369db4e48.html

Sự nguy hiểm của chửa trứng đối với sức khỏe phụ nữ

15:50 - 16/02/2022 Lượt xem: 409 Tác giả: Kim Ngân

Theo thống kê chửa trứng có thể gặp ở mọi lứa tuối, từ người trẻ mới có thai lần đầu đến người sắp mãn kinh. Người lớn tuổi và đẻ nhiều lần dễ mắc bệnh hơn. Nếu không chẩn đoán sớm và xử lí kịp thời có thể gặp biến chứng nguy hiểm.

1. Chửa trứng là gì?

Chửa trứng là một bệnh của trung sản mạc, do các gai rau thoái hóa thành những túi chứa chất dịch, dính vào nhau như chùm nho. Đây là loại bệnh hay gặp ở nước ta, tỉ lệ bệnh khoảng một chửa trứng trên 500 trường hợp đẻ thường.

2. Biến chứng nguy hiểm của chửa chứng

Nếu không chẩn đoán sớm và xử lí kịp thời có thể gặp biến chứng nguy hiểm.

  • Băng huyết: Nếu để tự nhiên trứng sẩy vào tháng thứ 3 hoặc thứ 4.
  • Khi sẩy dễ gây băng huyết nặng và dễ bị sót trứng và sót rau.
  • Thủng tử cung: Nếu là chửa trứng ác tính ăn sâu vào lớp tử cung, có thể làm thủng tử cung, gây chảy máu tràn ngập ổ bụng, rất nguy hiểm.
  • Ung thư: Ung thư tế bào nuôi xâm nhập sang cơ thể mẹ qua đường máu di căn đến bộ phận xa. Đây còn gọi là hiện tượng ung thư mô trung sản, chiếm khoảng 10 – 30% các ca chửa trứng.

3. Phân biệt chửa trứng

Sự nguy hiểm của chửa trứng đối với sức khỏe phụ nữ

Chửa trứng được phân biệt dựa vào tính chất được chia làm hai loại:

Chửa trứng lành tính:

Lớp hội bào không bị phá vỡ, lớp tế bào langhans không ăn khớp với niêm mạc tử cung.

Chửa trứng ác tính:

Lớp nội bào mỏng đi và có từng vùng bị phá vỡ,lớp tế bào langhans ở trong ăn lan ra ngoài, tràn vào niêm mạc tử cung và ăn sâu vào lớp cơ tử cung, có khi ăn thủng lớp cơ tử cung, gây chảy máu vào ổ bụng. Ngoài ra, tùy theo số gai rau thoái hóa nhiều hay ít, thai nhi còn tồn tại hay không, ta có 03 loại chửa trứng:

  • Chửa trứng toàn phần: Hầu hết các gai rau bị thoái hóa,biến thành các túi trúng.
  • Chửa trứng bán phần: Phần lớn các gai rau bị biến thành túi nước, còn một phần gai rau bình thường,do đó có các túi trứng và cả rau.
  • Chửa trứng kèm theo thai nhi: Một phần nhỏ gai rau bị thoái hóa,còn phần lớn gai rau không bị thoái hóa, vẫn đủ để nuôi dưỡng thai. Do đó trong buồng tử cung có cả thai, bánh rau và một số túi trứng.

4. Triệu chứng của chửa trứng

Triệu chứng cơ năng:

  • Ra máu: là triệu chứng quan trọng đầu tiên. Ra huyết sớm vào tháng thứ 2 đến tháng thứ 4, huyết ra tự nhiên, huyết đen hoặc đỏ, ra một ít hoặc kéo dài dai dẳng.
  • Nghén bất thường, người mệt mỏi, nôn nhiều hơn các kỳ thai bình thường trước, phù, có protein-niệu.

Triệu chứng thực thể:

  • Tử cung: Mật độ tử cung mền,không sờ thấy phần thai nhi (trừ loại có kèm theo thai nhi).
  • Tủ cung to hơn tuổi thai (trừ loại chửa trứng thoái hóa tử cung không to hơn tuổi thai).
  • Nghe tim thai âm tính.
  • Âm đạo mền, có thể thấy có nhân di căn âm đạo to bằng đầu ngón tay, máu tím, dễ chảy máu. Nhân di căn thường xuất hiện ở thành trước âm đạo.
  • Phần phụ: Có thể thấy hai nang hoàng truyến hai bên, tròn mọng, di động dễ.

5. Cách phát hiện sớm chửa trứng

Sự nguy hiểm của chửa trứng đối với sức khỏe phụ nữ

Cách an toàn và nhanh nhất để phát hiện chửa trứng là đi khám thai định kì và khi có bất kì triệu chứng bất thường nào. Người bệnh nên đến cơ sở y tế tin cậy gặp bác sĩ để thăm khám và làm các các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời tránh tai biến đáng tiếc xảy ra. Có 2 nhóm biện pháp phát hiện chửa trứng: Chẩn đoán hình ảnh và Xét nghiệm:

Chẩn đoán hình ảnh: Với siêu âm, có thể chẩn đoán chửa trứng có thể được phát hiện rất sớm và dễ dàng, thường ở thai < 9 tuần.

Thực hiện các xét nghiệm

  • Định lượng Beta-hCG: Là xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán và theo dõi chửa trứng. Lượng E-hCG tăng cao trên 100.000 mUI/ml
  • Định lượng estrogen: Trong nước tiểu estrogen dưới dạng các estrone, estradiol hay estriol đều thấp hơn trong thai thường, do sự rối loạn chế tiết của rau và do không có sự biến đổi estradiol và estriol xảy ra ở tuyến thượng thận của thai nhi. Tuy nhiên, chỉ số này ít ý nghĩa và không sử dụng trong thực tế vì sự khác biệt này chỉ thấy rõ khi tuổi thai từ 14 tuần trở lên.
  • Định lượng HPL: (Human placental lactogen), thường cao trong thai thường, nhưng rất thấp trong chửa trứng.

Khám thai sớm định kỳ, đúng và đủ được coi là một trong những biện pháp để phòng ngừa chửa trứng. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén