googleb578e89369db4e48.html

Sự phát triển của thai 16 tuần

09:44 - 14/02/2020 Lượt xem: 649

Thai 16 tuần trở đi sẽ có một thời điểm rất thú vị nhất là khi mẹ cảm nhận được sự có mặt của bé yêu qua những cử động đầu tiên. Thông thường hầu hết các bà mẹ đều cảm nhận được những cử động đáng yêu này từ tuần thứ 16. 1. Thai […]

Thai 16 tuần trở đi sẽ có một thời điểm rất thú vị nhất là khi mẹ cảm nhận được sự có mặt của bé yêu qua những cử động đầu tiên. Thông thường hầu hết các bà mẹ đều cảm nhận được những cử động đáng yêu này từ tuần thứ 16.

1. Thai 16 tuần phát triển như thế nào?

Ở tuần thai thứ 16, bé nặng khoảng 100 g và dài cỡ 12 cm.

Bé có thể xoay chuyển các khớp, tuyến mồ hôi bắt đầu phát triển.

Hệ xương và thần kinh của bé liên kết với nhau đủ để bé điều khiển cử động.

Khi được 16 tuần tuổi, các cơ mặt đã phát triển giúp bé có thể nheo mắt; nhăn mặt hoặc thể hiện các biểu lộ khác trên khuôn mặt.

Mắt của bé di chuyển qua lại, thậm chí nhìn thấy ánh sáng, mặc dù hai mí mắt vẫn nhắm kín. Bé giờ đây đã có lông mi.

Tai cũng bắt đầu những bước hoàn thiện cuối cùng, các xương nhỏ trong tai dần hoạt động giúp thai nhi có thể cảm nhận âm thanh từ bên ngoài.

Do các cơ lưng khoẻ hơn, bé có thể hơi giữ thẳng tư thế của mình.

Bé lúc này đã có thể nấc cụt, mặc dù khi được 16 tuần tuổi, bé không đủ lớn để mẹ cảm nhận được điều này!

Sự phát triển của thai 16 tuần
Thai 16 tuần có kích thước bằng quả bơ

2. Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 16

Hết ốm nghén: Với các mẹ nghén nặng cũng gần như hết các cơn buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi. Đây là khoảng thời gian dễ chịu nhất thai kì. Nên nếu muốn mẹ có thể đi mua sắm, du lịch hay làm những điều mình thích.

Ngực tiếp tục phát triển to lên: đây là một hiện tượng hết sức bình thường, dù một số thai phụ sẽ cảm thấy hơi khó chịu

Bắt đầu tăng cân: Các mẹ bầu có BMI ở mức bình thường được khuyên nên tăng 4-5 kg. Những mẹ bị thiếu cân có thể tăng nhiều hơn, một số mẹ thừa cân trước đó thì cần hạn chế cân nặng, không nên tăng quá mức cho phép.

Táo bón: Tử cung tăng kích thước làm tăng áp lực lên đại tràng, khiến tình trạng táo bón có thể nặng hơn. Hãy uống đủ nước để làm giảm tình trạng này

Đau lưng: khi thai lớn dần, bụng mẹ bầu to lên khiến vùng lưng phải chịu áp lực nhiều hơn gây ra đau lưng.

Chảy máu chân răng: sau khi đánh răng một số thai phụ thấy mình bị chảy máu chân răng. Điều này hết sức bình thường bởi các nội tiết tố khi mang thai khiến nướu răng bị viêm và dễ chảy máu. Hãy chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn.

Mẹ có thể cảm nhận được cử động đầu tiên của con: Bước sang tuần 16; các mẹ có thể cảm nhận được chuyển động của bé. Một số mẹ muộn hơn sẽ thấy ‘‘thai máy’’vào những tuần sau đó nên các mẹ cũng đừng lo lắng hay sốt ruột ạ.

3. Thai nhi 16 tuần mẹ bầu cần làm những gì?

Đây là một trong những mốc siêu âm,khám thai định kỳ mẹ không nên bỏ qua.

Siêu âm 4D,5D để khảo sát những bất thường về mặt,mũi,chân,tay. Xem có sứt môi, hở hàm ếch dị dạng ở cơ quan hay không? để từ đó có can thiệp kịp thời.

Làm xét nghiệm sàng lọc triple test để đo nồng độ một số chất, nhằm ước đoán khả năng thai nhi có mắc rối loạn di truyền hay không. Thời điểm làm xét nghiệm là giữa tuần thứ 15 – 20 của thai kỳ, nhưng tốt nhất nên tiến hành xét nghiệm ở tuần thứ 16 đến18.

Với những mẹ ra nhiều khí hư: Hôi, ngứa… nên tiến hành khám phụ khoa để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Làm các xét nghiệm máu cơ bản như: Công thức máu, sắt, canxi… để điều chỉnh chế độ dùng thuốc kết hợp với thử nước tiểu đánh giá sớm nhiễm độc thai nghén.

4. Lời khuyên cho mẹ.

Nếu mẹ có ý định đi du lịch thì nên lưu ý:

Siêu âm, khám thai nghe lời khuyên của bác sĩ trước khi quyết định đi du lịch. Trong một số trường hợp mẹ gặp vấn đề khi mang thai có thể được khuyên không nên di chuyển nhiều.

Thời gian di chuyển không quá dài: Mục đích của chuyến đi chính là để mẹ bầu thư giãn. Do đó, việc phải ngồi máy bay hay xe quá lâu nên loại khỏi kế hoạch.

Dự phòng thuốc giảm cơn co tử cung.

Không nên đi giày cao gót, mặc những bộ váy quá dài gây bất tiện cho việc đi lại và để tránh vấp ngã.

Địa điểm du lịch cần mang lại cảm giác thoải mái, an toàn cho mẹ và bé.

Chế độ dinh dưỡng và vận động

    • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: Rau, ngũ cốc nguyên hạt; thịt nạc và các chế phẩm từ sữa ít béo.
    • Bỏ qua các thực phẩm được chế biến sẵn, đồ ăn nhẹ đóng hộp và các món tráng miệng có lượng đường cao.
    • Ăn nhẹ bằng các thực phẩm lành mạnh như: sữa chua, trái cây tươi như táo hoặc chuối…
    • Ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có chất béo tốt như: các loại hạt (hạnh nhân; hồ trăn, óc chó, hạt điều, macca…)
    • Có chọn lựa “thông minh” với thực phẩm giàu chất béo. Ví dụ: Chọn sữa chua thay vì kem, bánh mỳ thay vì bánh rán …
    • Uống nước tinh khiết thay vì “kết thân” với nước trái cây đóng sẵn hoặc nước ngọt.
    • Tập thể dục đều đặn: Các bài tập nhẹ nhàng dành cho mẹ như yoga,đi bộ,ngồi thiền…
    • Tham gia các lớp học tiền sản

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các mẹ giải đáp được những thắc mắc về sự phát triển của thai 16 tuần. Các bạn nên siêu âm định kỳ kết hợp với xét nghiệm Triple test ở tuần thai này. Và Phòng khám 43 Nguyễn Khang là một trong những sự lựa chọn mà bạn nên quan tâm.

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?