googleb578e89369db4e48.html

Sự phát triển của thai 17 tuần

09:50 - 14/02/2020 Lượt xem: 328

Thai 17 tuần là khoảng thời gian dễ chịu của mẹ bầu, các cơn ốm nghén dường như đã kết thúc. Vậy tuần thai này em bé phát triển ra sao, có gì đặc biệt. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây: 1. Thai 17 tuần phát triển như thế nào? Ở tuần […]

Thai 17 tuần là khoảng thời gian dễ chịu của mẹ bầu, các cơn ốm nghén dường như đã kết thúc. Vậy tuần thai này em bé phát triển ra sao, có gì đặc biệt. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

1. Thai 17 tuần phát triển như thế nào?

Ở tuần này bé yêu nặng khoảng 140g (có kích thước bằng củ cải tròn) và dài khoảng 13 cm (tính từ đầu đến mông). Bé có thể cử động các khớp và các tuyến mồ hôi của bé cũng bắt đầu phát triển.

Bé bắt đầu biết nuốt dịch nước ối và thận đã bắt đầu làm việc để sản xuất ra nước tiểu. Nếu bạn siêu âm trong tuần này, bạn sẽ được nhìn thấy thận của bé.

Sự phát triển của thai 17 tuần

Vào tuần thai 17, một loại mỡ thiết yếu gọi là mỡ nâu sẽ phát triển dưới da em bé. Lớp mỡ này giúp giữ ấm cho em bé sau khi sinh ra.

Nếu đây là bé gái, tử cung và ống dẫn trứng được hình thành ở đúng vị trí. Nếu là bé trai, bộ phận sinh dục của bé đã có thể nhìn ra, nhưng đôi khi tư thế nằm của bé có thể che khuất bộ phận này khi siêu âm.

2. Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 17

Xương, cơ và các khớp cũng bắt đầu thay đổi để thích hợp với cơ thể đang to hơn của mẹ.
Mẹ cũng có thể trải qua các cơn đau lưng, chuột rút, sưng chân hay mắt cá và cả chứng giãn tĩnh mạch.

Nhiệt độ cơ thể tăng lên khiến bạn cảm thấy nóng nực và bị đổ mồ hôi nhiều hơn.

3. Lời khuyên cho mẹ

Nếu Mẹ chưa hẹn lịch siêu âm thì đây là thời điểm rất thích hợp để kiểm tra sự phát triển của bé bao gồm sự hình thành và phát triển bộ não, tim, cột sống, gan, thận, và các cơ quan nội tạng khác.

Khám thai định kỳ để tầm soát bệnh lý tiền sản giật, nhiễm độc thai nghén…

Đo cân nặng và huyết áp

Kiểm tra đường và protein trong nước tiểu

Kiểm tra kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài

Đo chiều cao tính từ đáy tử cung

Kiểm tra xem liệu bàn tay và bàn chân của mẹ có bị phù hay giãn tĩnh mạch không?

Kể cho bác sĩ nghe về các triệu chứng mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng bất thường để được tư vấn và điều trị

Câu hỏi hoặc vấn đề mẹ muốn thảo luận. Mẹ nên làm một danh sách câu hỏi sẵn trước ngày khám .

4. Chế độ dinh dưỡng

Mẹ cần tiếp tục tăng cường chế độ ăn với đầy đủ các chất dinh dưỡng như :

    • Canxi: sữa chua , sữa tươi không đường, bánh sữa ít chất béo, phô-mai tươi ít béo, đậu hũ, cải xoăn…
    • Axit Folic (folate): nước cam, rau bó xôi, măng tây,cải xoăn lá trơn, đậu; bánh mì từ bột nguyên hạt, ngũ cốc nguyên hạt có bổ sung vitamin…
    • Sắt: Thịt nạc, thịt bò, hạt, trứng, đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt có bổ sung vitamin; bột yến mạch, rau xanh thậm
    • Protein: Thịt nạc, thịt bò, gà, gà tây, đậu, bơ sữa…
    • Vitamin A: chanh trái, cải xoăn, dâu, cà chua, xoài, khoai tây …
    • Vitamin C: cà rốt, bí, xoài, khoai lang, rau xanh sẫm màu, thịt nạc các loại; trứng, bơ sữa, vỏ cốc nguyên hạt có bổ sung vitamin
    • Chất kẽm: Ngũ cốc, rau quả, đậu, bơ sữa ít béo, rau bó xôi.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?