Sự phát triển của thai 21 tuần
08:17 - 21/02/2020 Lượt xem: 270
1.Thai 21 tuần phát triển như thế nào? Bước sang tuần thứ 21 của quá trình mang thai; bé yêu đã đạt được kích thước khoảng 28 cm và nặng khoảng 450g. Kích cỡ bé nhỏ như một củ cà rốt nhưng đã bắt đầu có hình dáng của trẻ sơ sinh. Các bộ phận […]
1.Thai 21 tuần phát triển như thế nào?
Bước sang tuần thứ 21 của quá trình mang thai; bé yêu đã đạt được kích thước khoảng 28 cm và nặng khoảng 450g. Kích cỡ bé nhỏ như một củ cà rốt nhưng đã bắt đầu có hình dáng của trẻ sơ sinh.
Các bộ phận trên khuôn mặt như môi, mí mắt và lông mày trở nên rõ nét hơn và thậm chí chồi răng tí hon bên dưới lợi cũng đã bắt đầu hình thành.
Các đường dây thần kinh của bé đã phát triển mở rộng và nhịp tim cũng đều đặn hơn.
Bé có thể nghe được hầu hết mọi âm thanh nhờ phần xương tai trong đã phát triển hoàn thiện.
Cảm xúc của mẹ trong giai đoạn này cực kỳ quan trọng vì bé có thể phân biệt và cảm nhận những vui, buồn, tức giận… từ mẹ.
2.Sự thay đổi của mẹ ở thai 21 tuần
Khi thai nhi 21 tuần tuổi, bụng của mẹ sẽ lớn lên trông thấy. Mẹ sẽ cảm thấy dịch âm đạo ra nhiều hơn, có màu trắng hoặc trong, thường lỏng và không mùi. Nếu dịch ra bất thường: Hôi, ngứa, màu xanh,vàng… bạn nên đi khám phụ khoa để được điều trị kịp thời.
Do cân nặng tăng lên gây áp lực lên tử cung làm cho lưu lượng máu ngày càng tăng,dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch. Cẳng chân và bàn chân của mẹ sưng lên vào cuối ngày.
Mẹ sẽ có cảm giác được gắn kết với bé yêu nhờ vào những chuyển động của con trong bụng.
Trong giai đoạn này mẹ bắt đầu xuất hiện những vết rạn da trên bụng do da bụng giãn ra để điều chỉnh với kích cỡ của bé. Các vết rạn này có thể sẽ xuất cả ở mông, đùi, hông và ngực. Các vệt rạn da này có màu từ hồng đến nâu sẫm tùy thuộc vào màu da của mẹ. Mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm chiết xuất từ thiên nhiên như: Dầu dừa, dầu gấc… làm dịu các vết rạn, giảm ngứa cho mẹ.
Da sẽ tiết nhiều dầu hơn và dễ bị nám sạm hơn nên các mẹ lưu ý tránh nắng để bảo vệ da nhé.
3.Lời khuyên cho mẹ.
Siêu âm, khám thai định kỳ theo lịch hẹn để theo dõi tốc độ phát triển của thai.
Mốc siêu âm mẹ không thể bỏ qua ( 20-24 tuần) khảo sát dị tật tim bẩm sinh.
Nếu giai đoạn này mẹ mọc nhiều mụn, xuất hiện các nốt mẩn ngứa thì mẹ không nên sử dụng các loại thuốc trị mụn dạng uống bởi rất có thể nó sẽ gây hại đến em bé trong bụng. Tốt nhất mẹ nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
Kiểm tra ngực hàng ngày:
Nếu núm vú bị tụt thì bạn có thể kéo núm vú khoảng 1-2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên cần chú ý không vê và không thực hiện kéo nếu như có dấu hiệu đau bụng hoặc ra máu.
Hãy viết ra giấy những điều mẹ cảm nhận trong quá trình mang thai: Nhật ký phát triển của bé; Những ước mong và tình cảm bạn gửi gắm vào con. Nhật ký là một cách tuyệt vời để lưu giữ lại những kỷ niệm, cảm xúc.
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng; đặc biệt mẹ cần bổ sung thêm sắt cho cơ thể vì bé lúc này cần có đủ sắt để tạo hồng cầu. Mẹ nên ăn những thực phẩm giàu chất sắt như: thịt nạc đỏ, thịt lợn, cá, ngũ cốc bổ sung sắt, rau chân vịt….
Mẹ không nên uống trà; cà phê vì nó sẽ làm hạn chế quá trình hấp thu và tiết axit của dạ dày.
Mẹ cần uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày; bổ sung thêm các loại hoa quả ít ngọt như cam, nước dừa….
Đừng quên ăn nhiều rau xanh mỗi ngày để bổ sung vitamin B cần thiết cho cơ thể
Thai 21 tuần mẹ hãy nhớ kiểm tra thai định kỳ và nên thăm khám với các bác sĩ đầu ngành có chuyên môn cao để chăm sóc toàn diện mẹ và bé. Phòng khám 43 Nguyễn Khang với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm là địa chỉ tin cậy cho mẹ và bé.