Sự phát triển của thai 22 tuần
00:38 - 22/02/2020 Lượt xem: 756
Thai 22 tuần là mốc thời gian khá quan trọng. Vì đây là lúc mẹ nên đi siêu âm, khám thai định kỳ để đánh giá các dị tật thai; đặc biệt là dị tật tim và kiểm tra sức khỏe cho mẹ. 1. Thai 22 tuần phát triển như thế nào? Thai nhi 22 […]
Thai 22 tuần là mốc thời gian khá quan trọng. Vì đây là lúc mẹ nên đi siêu âm, khám thai định kỳ để đánh giá các dị tật thai; đặc biệt là dị tật tim và kiểm tra sức khỏe cho mẹ.
1. Thai 22 tuần phát triển như thế nào?
Thai nhi 22 tuần tuổi nặng khoảng 460 gr và dài khoảng 28cm tính từ đầu đến chân; có kích thướt to bằng một quả bí ngô dài.
Thai nhi giai đoạn này bắt đầu mang dáng dấp một đứa trẻ sơ sinh thu nhỏ. Môi, mí, mắt, lông mày của bé ngày càng rõ rệt.
Làn da của bé có sự thay đổi so với những tuần thai trước, không còn trong suốt nữa do chất béo trong cơ thể bé đang tụ lại dưới lớp da để hình thành lớp mỡ.
Các cơ quan sinh sản của bé cũng tiếp tục phát triển. Ở con trai, tinh hoàn đã bắt di chuyển xuống và ở bé gái; tử cung và buồng trứng được đưa vào vị trí và âm đạo bắt đầu phát triển.
Mạch máu ở phổi của bé đang phát triển để chuẩn bị cho cho hoạt động thở và tai của bé trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh để chuẩn bị tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
2. Sự thay đổi của mẹ khi thai 22 tuần
Cân nặng của mẹ sẽ tiếp tục tăng nhanh chóng. Tuy nhiên mẹ cần kiểm soát cân nặng trong mức độ cho phép; tránh để thừa cân béo phì làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Mắt cá chân và bàn chân của mẹ có thể bắt đầu hơi sưng trong thời gian sắp tới, nhất là vào cuối ngày. Sự lưu thông máu chậm ở chân cùng với những thay đổi các chất trong máu dẫn đến hiện tượng giữ nước có thể gây phù chân khi mang thai. Lúc này, mẹ nên cố gắng nằm nghiêng bên trái hoặc kê cao chân; duỗi chân thẳng ra phía trước, và tránh ngồi hoặc đứng ở một tư thế trong thời gian dài.
Các vết rạn trên bụng, hông; đùi bắt đầu dày hơn khi em bé ngày càng lớn lên khiến mẹ cảm thấy chán nản. Tuy nhiên, hãy quên cảm xúc đó đi và cùng khắc phục chúng bằng cách bôi kem dưỡng da mẹ nhé.
3. Mốc siêu âm quan trọng khi thai 22 tuần tuổi
Siêu âm thai 22 tuần tuổi là một trong những cột mốc rất quan trọng vì đây là thời điểm giúp khảo sát và phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Trong lần siêu âm này, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thực hiện siêu âm 4D,5D để có thể khảo sát rõ hơn sự phát triển của thai nhi nhằm phát hiện các dị tật nếu có.
Khám thai định kỳ: Đo huyết áp, thử nước tiểu để phát hiện sớm bệnh lý ‘‘tiền sản giật’’
Làm các xét nghiệm máu cơ bản như: Công thức máu, sắt, canxi, đạm, mỡ … từ đó bác sĩ sẽ kê thuốc, tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho mẹ.
Nếu bạn có các dấu hiệu bất thường như: Đau bụng, ra máu…thì báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
4. Lời khuyên cho mẹ
Mẹ nên vui đùa, trò chuyện, hát ru cho bé yêu nhiều hơn
Mẹ nên chọn các thực phẩm giàu Omega 3 và DHA cần được bổ sung để phát triển trí não và thị giác cho bé.
Tập thể dục thường xuyên để tăng lưu thông máu, đi những đôi giày rộng rãi thoải mái. Mẹ cũng cần uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa tình trạng giữ nước gây phù chân khi mang thai.
Mẹ nên chuyển sang tư thế nằm nghiêng sang trái trong thời gian này. Vì phần bụng nhô to đã không còn phù hợp để nằm ngửa nữa. Ngoài ra, tư thế nằm này còn giúp mẹ giảm đau lưng và ngủ ngon hơn đấy.
Mẹ có thể tham gia một lớp tiền sản để nắm được những kinh nghiệm chăm sóc em bé
Chế độ dinh dưỡng khoa học trong giai đoạn này là hạn chế tinh bột và ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như thịt, cá, trứng, rau xanh, các loại đậu… Mẹ nên uống nhiều nước và bổ sung thêm vitamin C trong khẩu phần dinh dưỡng như dưa chuột, cam, cà rốt, bưởi, cà chua, dâu tây, rau diếp cá…
Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong việc làm đẹp nhé.
Hạn chế thức khuya; sử dụng các chất kích thích hoặc tiếp xúc với những nơi ô nhiễm môi trường, chất độc hại….
Đến với phòng khám 43 Nguyễn Khang các mẹ sẽ được chăm sóc thai sản trọn gói ngay từ khi bắt đầu mang thai với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 2D,5D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.