Thai 23 tuần phát triển như thế nào?- Những điều mẹ cần biết
08:47 - 22/02/2020 Lượt xem: 1099
1. Thai 23 tuần phát triển như thế nào? Thai nhi 23 tuần tuổi trong bụng mẹ dài khoảng 29 cm và nặng khoảng hơn 500g. Tương đương với kích cỡ của một trái xoài lớn. Phổi của bé phát triển nhanh trong tuần này vì bộ phận này chuẩn bị cho chức năng hô […]
1. Thai 23 tuần phát triển như thế nào?
Thai nhi 23 tuần tuổi trong bụng mẹ dài khoảng 29 cm và nặng khoảng hơn 500g. Tương đương với kích cỡ của một trái xoài lớn.
Phổi của bé phát triển nhanh trong tuần này vì bộ phận này chuẩn bị cho chức năng hô hấp sau khi sinh. Phổi của bé sản xuất ra một chất gọi là surfactant, chất này cho phép phổi lấy không khí vào đẩy không khí ra không bị xẹp xuống hoặc dính vào nhau.
Lỗ mũi của em bé đã thông chứ không còn đóng như những tuần trước nữa.
Lớp mỡ dưới da ngày càng dày lên để giữ thân nhiệt bé luôn ổn định trong bụng mẹ.
Da của bé vẫn mỏng và trong suốt, vẫn còn lỏng lẻo và xuất hiện nhiều nếp nhăn.
Khứu giác, thị giác và xúc giác sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong các tuần tiếp theo.
Các đường nét trên khuôn mặt con đã rất rõ ràng; thân hình bé cũng đã mũm mĩm hơn rất nhiều.
Não của bé trong giai đoạn này phát triển rất nhanh
Em bé trong tuần này rất linh động, bé có thể nằm theo tư thế ngồi mông hoặc nằm ngang, nằm một bên, nằm nghiêng.
Mẹ sẽ thấy bé nghịch hơn mỗi ngày. Mẹ nhớ theo dõi các cử động của bé mỗi ngày để biết em bé có khỏe mạnh hay không.
2. Sự thay đổi của mẹ ở thai 23 tuần tuổi.
Mắt cá chân và bàn chân của mình bắt đầu sưng lên, đôi chân mẹ phù lên vì hoạt động lưu giữ nước cho cơ thể. Nếu phù quá thì mẹ nên thăm khám bác sĩ nhé, vì đây có thể là hiện tượng tiền sản giật nhé.
Mẹ sẽ tăng cân khá nhiều và có phần mệt mỏi, nặng nề hơn.
Cảm giác tê chân, chuột rút kéo đến thường xuyên khi mẹ đứng lâu hoặc ngồi lâu.
Buồn tiểu và đổ mồ hôi nhiều hơn .
Sự lo lắng, đi tiểu thường xuyên, ợ nóng, đau chân và cảm giác khó chịu có thể biến thành nguyên nhân gây ra những giấc ngủ gián đoạn vào ban đêm cho phụ nữ mang thai
Mẹ bị đau bụng dưới một chút do dây thần kinh và các cơ bị chèn ép.
Lượng dịch âm đạo tiếp tục tăng, có màu trắng và lỏng – đây là hiện tượng bình thường. Nếu Mẹ bị ra máu âm đạo hoặc có sự bất thường dịch âm đạo, nên đi khám bác sĩ.
3. Lời khuyên cho mẹ khi thai 23 tuần.
Tập thể dục thường xuyên như đi bộ, bơi lội hoặc yoga để tăng tốc độ lưu thông máu trong cơ thể. Một số trường hợp như mẹ bầu đang bị dọa sẩy thai, dọa sinh non, nhau tiền đạo… thì việc tập thể dục cần được cẩn trọng.
Mẹ hãy thử tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ nhàng, thư giãn với một cuốn sách hoặc một tách trà thảo dược để đưa mẹ dễ đi vào giấc ngủ.
Khi cơn chuột rút tấn công, hãy chắc chắn để chân thẳng; uốn cong mắt cá chân và ngón chân từ từ hướng về phía mũi của mẹ
Hiện tượng trầm cảm khi mang thai sẽ phát sinh nếu mẹ thường xuyên giấu đi tâm sự, lo lắng của mình. Thay vì vậy, hãy trò chuyện cùng người bạn đời của mình hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để bản thân cảm thấy dễ chịu hơn.
Nếu bạn thấy đau bụng, ra máu hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nên đi khám ngay
Nằm nghiêng trái để tăng cường đủ oxi cho thai nhi phát triển và mẹ cũng bớt cảm thấy nặng nề. Hãy thử đặt một cái gối giữa hai đầu gối để giảm áp lực của trọng lượng cơ thể trong khi nằm nghiêng về một phía. Duỗi thẳng chân khi ngồi và tránh ngồi hay đứng một chỗ quá lâu.
4.Chế độ dinh dưỡng
Ăn các thực phẩm lành mạnh, đa dạng các thực phẩm. Chú ý bổ sung thực phẩm giàu sắt, canxi và chất xơ để hạn chế táo bón khi mang thai.
Thực hiện ăn chín, uống sôi, thực phẩm đảm bảo vệ sinh và được nấu chín.
Hạn chế ăn thức ăn cay, nóng và thức uống có cồn, có gas.
Uống đầy đủ một lượng nước nhất định mỗi ngày 2-2,5 lít để tăng cường nước ối cho bé
Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Mẹ cần tuyệt đối tránh xa các loại chất kích thích và thuốc lá, uống trà, cà phê
Hạn chế ăn mặn vì muối là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phù nề khi mang thai
Phòng khám 43 Nguyễn Khang hy vọng bài viết trên sẽ giải đáp phần nào những thắc mắc của các mẹ về sự phát triển cũng như chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!