googleb578e89369db4e48.html

Sự phát triển của thai 25 tuần

07:51 - 28/02/2020 Lượt xem: 296

Thai 25 tuần, bé nặng khoảng 680g như một củ su hào, dài tầm 34 cm. 1. Thai 25 tuần phát triển như thế nào? Cơ thể bé tiếp tục tích mỡ. Làn da bớt nhăn nheo hơn. Hệ thống thần kinh và não bộ tăng trưởng rất mạnh mẽ. Hai bàn tay đã phát […]

Thai 25 tuần, bé nặng khoảng 680g như một củ su hào, dài tầm 34 cm.

1. Thai 25 tuần phát triển như thế nào?

Cơ thể bé tiếp tục tích mỡ. Làn da bớt nhăn nheo hơn.

Sự phát triển của thai 25 tuần

Hệ thống thần kinh và não bộ tăng trưởng rất mạnh mẽ.

Hai bàn tay đã phát triển đầy đủ, thậm chí bé có thể nắm bàn tay lại. Cách sử dụng tay của bé ngày càng trở nên điêu luyện hơn, bé có thể nắm tay thành nắm đấm hoặc siết chặt những vật nhỏ trong lòng bàn tay.

Nếu là bé trai, tinh hoàn của bé di chuyển dần vào bìu.

Bé sẽ nhìn hồng hào hơn nhờ sự hình thành các mạch máu nhỏ được gọi là các mao mạch trên da, các mao mạch này giúp tăng lưu lượng máu vận chuyển dưới da.

2. Những thay đổi của mẹ khi mang thai 25 tuần

Mẹ sẽ nhận thấy thai nhi đang cử động mạnh hơn với nhiều động tác hơn. Nên mẹ hãy chuẩn bị tinh thần cho những cú đá, nhào lộn trong bụng. Bé cũng bắt đầu phản ứng lại với âm nhạc, giọng nói và âm thanh.

Ợ nóng, khó tiêu: Do thai nhi to dần làm tăng áp lực lên hệ tiêu hoá của mẹ, đẩy axit trong dạ dày lên thực quản

Đau phần lưng dưới: tử cung ngày càng lớn, làm thay đổi trọng tâm cơ thể, kéo giãn; làm suy yếu cơ bụng và có thể chèn ép lên dây thần kinh.

Đầy hơi: Những thay đổi về nội tiết làm quá trình tiêu hoá của mẹ chậm lại; khiến khí ga tích tụ gây chướng bụng và táo bón.

Trong giai đoạn này, mẹ cần hết sức lưu ý những triệu chứng tiền sản giật. Vì vậy mẹ nên đi khám thai định kỳ để được đo huyết áp, thử nước tiểu…từ đó bác sĩ sẽ có những tư vấn cụ thể.

– Mẹ đi khám lại ngay nếu có những dấu hiệu bất thường như :

    • Mẹ bị sưng mặt, sưng quanh mắt, đồng thời bàn tay, bàn chân và mắt cá chân cũng sưng đột ngột quá mức hoặc tăng cân nhanh chóng, hơn 2kg trong một tuần
    • Mẹ bị tiền sản giật nghiêm trọng hơn với các triệu chứng khác như đau đầu nặng hoặc kéo dài, thay đổi thị lực như nhìn mờ hoặc nhìn một hóa hai, nhìn thấy các đốm sáng, nhạy cảm với ánh sáng, hoặc mất thị lực tạm thời, đau hoặc sưng dữ dội ở vùng bụng trên, nôn mửa.

Cần thả lỏng thường xuyên, không ngồi và đứng trong thời gian dài; nên nằm ngủ nghiêng với một chiếc gối đệm giữa hai chân và một chiếc gối khác đỡ vùng bụng.

Để thư giãn và giảm đau nhức bàn chân. Mẹ hãy thử ngâm chân trong một chậu đầy nước ấm với vài giọt dầu thơm.

3. Mẹ bầu nên làm những gì?

Từ tuần 24-28, mẹ sẽ làm xét nghiệm dung nạp đường huyết để loại trừ nguy cơ tiểu đường thai kì. Nếu mẹ đã làm xét nghiệm này trước đây và có kết quả bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định làm lại xét nghiệm trong tuần này.

Quá trình xét nghiệm đường huyết rất đơn giản nhưng mất khá nhiều thời gian và đặc biệt lưu ý là mẹ cần nhịn đói ít nhất là 8 tiếng.

Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu lần 1 để kiểm tra đường huyết lúc đói. Sau đó, bạn sẽ uống một lượng Glucose 75 gram theo chỉ định. Tiếp tục việc lấy máu để xét nghiệm 1 và 2 giờ sau uống đường. Vì vậy mẹ nên sắp xếp thời gian để thực hiện xét nghiệm mẹ nhé!

Nếu 1 trong 3 lần xét nghiệm máu cho kết quả cao hơn mức bình thường, thai phụ sẽ được kết luận mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, lúc này mẹ sẽ được bác sĩ đưa ra một phác đồ điều trị bệnh phù hợp.

4.Lời khuyên cho mẹ khi thai 25 tuần

Tiếp tục chế độ ăn lành mạnh: Chế độ ăn giàu chất xơ, ăn nhiều rau và trái cây; hạt, ăn các loại cá ít thuỷ ngân và thịt nạc.

Uống nhiều nước: Hãy chắc chắn cơ thể mẹ được cung cấp đủ nước để tránh táo bón, đầy hơi và trĩ mẹ nhé!

Tập thể dục nhẹ nhàng: Tránh các môn thể thao đối kháng, nâng vật nặng quá mức và nằm ngửa, không tập luyện khi mẹ thấy quá mệt, khó thở hoặc chóng mặt.

Chuẩn bị cho bé: Mẹ có thể bắt đầu mua sắm những vật dụng cần thiết cho bé trước khi bụng lớn hơn và mẹ thấy khó chịu hơn.

Lên kế hoạch sinh: Không ai nói trước chắc chắn chuyện gì sẽ xảy ra lúc sinh; nhưng đây là giai đoạn hợp lí để mẹ suy nghĩ về phương pháp sinh mẹ muốn.

Chuẩn bị các kiến thức sơ sinh: Đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên bạn làm mẹ; thì bạn nên chuẩn bị các kiến thức về bé, cách chăm sóc và những điều có thể xảy ra.

Dưỡng ẩm:

Mẹ có thể bị các vết rạn trên bụng và ngực; thậm chí mẹ có thể bị nổi ban ngứa. Dưỡng ẩm hàng ngày có thể giúp mẹ tránh các vấn đề này.

Chúng tôi hy vọng bài viết trên có thể giải đáp phần nào những thắc mắc của các mẹ về thai 25 tuần tuổi. Đến với phòng khám 43 Nguyễn Khang các mẹ có thể yên tâm về chất lượng; máy móc cũng như đội ngũ các y, bác sĩ. Cách đặt lịch khám cũng đơn giản, chỉ một kích chuột là các mẹ có thể hẹn lịch với bác sĩ mình mong muốn. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?