Sự phát triển của thai 27 tuần
02:15 - 01/03/2020 Lượt xem: 1148
Thai 27 tuần phát triển như thế nào? Bé yêu đã biết làm gì rồi, Mẹ cần bổ sung những gì ở tuần tuổi này… rất nhiều câu hỏi thắc mắc được gửi tới phòng khám 43 Nguyễn Khang. Vậy chúng ta cùng giải đáp trong bài viết dưới đây các mẹ nhé! 1. Thai […]
Thai 27 tuần phát triển như thế nào? Bé yêu đã biết làm gì rồi, Mẹ cần bổ sung những gì ở tuần tuổi này… rất nhiều câu hỏi thắc mắc được gửi tới phòng khám 43 Nguyễn Khang. Vậy chúng ta cùng giải đáp trong bài viết dưới đây các mẹ nhé!
1. Thai 27 tuần phát triển như thế nào?
Ở tuần 27 của thai kỳ, em bé của bạn hiện đang lớn bằng một bông súp lơ lớn. Trung bình bé nặng tầm 907 gram và dài khoảng 36,6 cm.
Hàng tỷ tế bào thần kinh não đang phát triển và trong cơ thể tăng cường một khối lượng mỡ đáng kể để chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên ngoài.
Mắt của em bé đang trong quá trình phát triển và võng mạc đang hình thành. Bé đang định hình các kiểu thức và ngủ riêng của mình. Vì vậy mẹ có thể nhận thấy rằng bé đang hoạt động theo một lịch trình, một kiểu mẫu bao gồm lúc bé thức và hoạt động cũng như lúc bé đang ngủ và yên tĩnh hơn
Đôi lúc mẹ còn có thể cảm nhận được em bé đang nấc cụt nữa. Hiện tượng này sẽ bắt đầu xảy ra thường xuyên hơn song không hề làm thai nhi khó chịu. Vậy nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.
2. Sự thay đổi của mẹ khi thai 27 tuần.
Các dây chằng ở vùng chậu mềm đi để sẵn sàng cho việc sinh em bé. Lúc này, mẹ có thể bị đau lưng. Bên cạnh đó, lưu lượng nước tiểu có thể chậm khiến mẹ đi tiểu nhiều lần. Mẹ nên đi khám bác sĩ nếu có tiểu buốt, tiểu dắt vì rất dễ mẹ đã bị nhiễm trùng niệu.
Mẹ có thể tiếp tục ra dịch âm đạo màu trắng, lỏng và không mùi. Hãy báo ngay cho bác sĩ biết nếu dịch âm đạo đặc, có màu vàng hoặc mùi hôi.
Các cơn co thắt Braxton-Hicks (chuyển dạ giả) tiếp tục xuất hiện. Mẹ nên theo dõi để nhận biết các bất thường và trao đổi với bác sĩ trong các buổi khám để tránh lo lắng thái quá hoặc thiếu sự chuẩn bị.
3. Mẹ cần làm những gì khi mang thai 27 tuần?
- Siêu âm, khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu có các dấu hiệu bất thường bạn nên đi khám lại ngay
- Thay đổi dịch tiết âm đạo, đặc biệt nếu dịch tiết ở dạng lỏng như nước hoặc nhuốm màu hồng nhạt hoặc nâu lẫn với máu
- Mất tầm nhìn, hoa mắt, chóng mặt
- Đau đầu dữ dội kèm hoa mắt, mất ý thức, nói nhảm
- Sưng phù nặng nề, huyết áp cao
- Thai nhi giảm chuyển động hơn bình thường.
- Chảy máu âm đạo hoặc xuất hiện đốm máu
- Khó thở, ho ra máu, đau ngực
- Đau lưng dưới, áp lực vùng chậu nặng nề, đau bụng nhiều kèm theo tử cung gò cứng từng cơn với tần số hơn 4 cơn co thắt trong một giờ.
- Nếu mẹ có ý định sử dụng các dịch vụ chăm sóc sau sinh thì nên bắt đầu tìm hiểu từ bây giờ để hiểu hơn về các lựa chọn đó.
- Hãy xem xét việc đăng ký các lớp học sinh nở tại các trung tâm cộng đồng địa phương hoặc bệnh viện để tìm hiểu về các chủ đề như chuyển dạ, các phương án giảm đau, những gì mong đợi sau khi sinh con, những vấn đề thông thường ở trẻ sơ sinh, cho bú sữa mẹ và sữa bột. Hãy học tất cả những gì có thể về sinh nở và trẻ nhỏ để cảm thấy tự tin hơn, đặc biệt là nếu bạn đang làm mẹ lần đầu tiên.
4. Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi thai 27 tuần
Thai 27 tuần, bé sẽ cần thêm năng lượng để tăng cân và tích mô mỡ. Vì thế mẹ nên nạp năng lượng từ những loại rau củ quả, ngũ cốc cần thiết. Ưu tiên ăn thêm nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ như bánh mỳ, ngũ cốc, đậu lăng, nếp cẩm… Những thực phẩm này cũng chứa nhiều vitamin nhóm B giúp giảm các triệu chứng của táo bón.
Ngoài ra mẹ cũng đừng để tình trạng thiếu máu xảy ra nhé vì bé đang rất cần oxy cho cơ thể phát triển. Các loại thực phẩm giàu sắt mẹ có thể bổ sung vào thực đơn như thịt màu đỏ; cá, đậu hũ, rau màu xanh đậm, các loại đậu, các loại hạt…
Mẹ có thể sử dụng sữa bầu để bổ sung các dưỡng chất cần thiết như DHA; canxi, omega-3 cho bé yêu. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó uống, mẹ có thể đổi sang loại sữa khác như sữa hạt, sữa tươi không đường…
Việc uống nước lọc vẫn cần được mẹ duy trì đầy đủ. Mẹ có thể thay thế bằng nước hoa quả cho dễ uống, cung cấp các vitamin cho cơ thể.
Mẹ có thể nấu cho mình các món như gà hầm hạt sen; gà ác hầm thuốc bắc, cháo cá chép… rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé.
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều đường hay chất béo để tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay thừa cân không cần thiết.
Hy vọng bài viết trên có thể giải đáp được một phần nào thắc mắc của các mẹ ở thai 27 tuần. Phòng khám 43 Nguyễn Khang chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!