googleb578e89369db4e48.html

Sự phát triển của thai 30 tuần

01:16 - 03/03/2020 Lượt xem: 309

Thai 30 tuần, mẹ đã bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Vậy thai nhi 30 tuần phát triển thế nào và mẹ cần làm những gì để bé yêu phát triển tối đa? Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây: 1. Thai 30 tuần phát triển […]

Thai 30 tuần, mẹ đã bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Vậy thai nhi 30 tuần phát triển thế nào và mẹ cần làm những gì để bé yêu phát triển tối đa? Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

1. Thai 30 tuần phát triển như thế nào?

Thai 30 tuần có chiều dài từ đầu đến gót chân khoảng 39 cm và nặng khoảng 1,4 kg. Lúc này da bé trông bớt trong và mịn màng hơn. Bộ não phát triển nhanh nhìn rõ mô não hơn.

Sự phát triển của thai 30 tuần

Tay chân và thân mình bắt đầu trở nên đầy đặn do chất béo cần thiết đang bắt đầu tích tụ dưới da.

Bé có thể đạp, lộn nhào, gồng, chườn người nhiều hơn. Điều đó sẽ khiến mẹ khó ngủ.

2. Những thay đổi của mẹ khi thai 30 tuần

Tử cung mẹ tiếp tục phình to lên đến dưới lồng ngực. Đôi khi các dây thần kinh ở cổ tay có thể bị chèn ép. Nếu mẹ cảm thấy bị tê cứng; ngứa ran hoặc thậm chí đau ở hai bàn tay có lẽ mẹ bị hội chứng ống cổ tay. Tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh con.

Các hoócmôn tiếp tục làm mềm các mô liên kết trong cơ thể để chuẩn bị cho việc sinh con. Mẹ có thể cảm thấy mình bị đau hông, đau thắt lưng do tử cung đang phình to.

3. Mẹ cần làm gì khi mang thai 30 tuần

Từ tuần 30 đến tuần thứ 36 của thai kỳ, mẹ cần kiểm tra tiền sản hai tuần một lần. Từ tuần thứ 36 trở đi sẽ kiểm tra hàng tuần.

Tiêm phòng uốn ván mũi 2(theo lịch hẹn của bác sĩ)

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu mẹ bị nhiều hơn 4 cơn co trong 1 giờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào khác của sinh non như: Ra nhầy hồng, ra máu, đau bụng,vỡ ối sơm…

Nếu gần đây có sữa non rỉ ra, mẹ hãy cho vài miếng đệm vào trong áo ngực để giữ quần áo sạch. Nếu áo ngực hiện tại của mẹ quá chật hãy chọn một chiếc áo ngực mới, loại dành cho con bú, lớn hơn 1 cỡ so với cúp ngực mẹ bây giờ.

Hãy chú ý tới khẩu phần ăn mỗi ngày. Tránh ăn những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ chua đặc biệt trước khi đi ngủ. Ngoài ra bạn cũng sẽ thấy rất khó ngủ trong tuần này, hãy tìm một tư thế khiến mình dễ chịu nhất để có một giấc ngủ ngon. Mẹ không nên sử dụng bất cứ loại thuốc ngủ nào khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

4. Chế độ dinh dưỡng và vận động

– Chế độ dinh dưỡng

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú ý đảm bảo lượng khoáng chất và vitamin nạp vào. Omega-3 là một chất cần thiết để thúc đẩy sự phát triển não bộ của bé. Mẹ hãy bổ sung những thực phẩm giàu omega-3 vào thực đơn hàng ngày của mình nhé. Omega-3 có trong cải bó xôi, các loại đậu, quả hạch và dầu cá, dầu hạt cải, dầu oliu,…

Sự phát triển của thai 30 tuần

Bổ sung các  thực phẩm giàu sắt và canxi như : Thịt đỏ, cua,cá…Mẹ có thể uống thêm viên sắt, canxi vì lượng sắt,canxi có trong thực phẩm nhiều khả năng không đáp ứng đủ nhu cầu khi mẹ mang thai.

Viên sắt có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón. Vì vậy mẹ nên uống đủ nước, bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế táo bón. Kết hợp uống nước cam ép, bưởi giàu vitamin C sẽ tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể.

Ngoài ra, mẹ bầu cần hạn chế những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như bánh ngọt, những thức ăn chế biến sẵn, rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

– Vận động

Nếu bạn chưa thử tập luyện một bài tập nào trong suốt các tháng trước đó thì trong tuần này bạn nên tiến hành một vài bài tập giúp thư giãn, làm mềm cơ để hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ sắp tới.Bạn có thể thử tham dự lớp yoga đặc biệt dành cho bà bầu.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai 30 tuần.Để đặt lịch khám nhanh chóng và thuận tiện, mẹ bầu có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và vui vẻ!

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?