Sự phát triển của thai 32 tuần-Phòng khám 43 Nguyễn Khang
10:54 - 12/08/2021 Lượt xem: 1557 Tác giả: Thanh Nga
Thai 32 tuần là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ. Các cơ quan gần như đầy đủ và hoàn thiện như lúc chào đời (phổi sẽ trưởng thành sau 34 tuần). Các mẹ hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu về sự phát triển của con yêu tuần 32 như thế nào nhé!
Thai 32 tuần là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ. Các cơ quan gần như đầy đủ và hoàn thiện như lúc chào đời (phổi sẽ trưởng thành sau 34 tuần). Các mẹ hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu về sự phát triển của con yêu tuần 32 như thế nào nhé!
1. Thai 32 tuần phát triển như thế nào?
Thai 32 tuần nặng khoảng 1,8 kg và dài hơn 43cm. Bé không còn nhăn nheo và khung xương cũng cứng cáp hơn.
Thai nhi lúc này đã có thể nhắm mở mắt, nheo mắt, nhấp nháy và luyện tập điều tiết mắt. Nếu có ánh sáng mạnh xuyên qua bụng mẹ bé đã có thể tự tránh đi; nhắm mắt lại đồng tử điều tiết để hạn chế ánh sáng chiếu vào mắt.
Lớp lông măng – là lớp lông mềm, mịn như tơ bao bọc bảo vệ bé – tiếp tục rụng đi. Bàn tay và bàn chân của thai nhi bây giờ đã xuất hiện móng, tóc cũng mọc nhiều hơn.
Bé vẫn tiếp tục thực hành những bài tập nuốt, thở và mút để chuẩn bị cho cuộc sống ngoài bụng mẹ sau khi chào đời. Hệ thống tiêu hóa của bé cũng coi như hoàn thiện.
Với bộ não gần như hoàn thiện nên lúc này bé có rất nhiều biểu cảm cũng như cảm xúc đa dạng như ngáp, nhăn mặt, cười, thè lưỡi…Mẹ có thể biết được điều này thông qua việc siêu âm thai 32 tuần tuổi, đây là cột mốc rất quan trọng để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất cho đến khi ngày chào đời
2. Sự thay đổi của mẹ khi thai 32 tuần
Cơ thể của trẻ chiếm ngày càng nhiều chỗ trong bụng mẹ, khiến bụng mẹ lớn lên, việc sinh hoạt, làm việc, di chuyển của mẹ bầu cũng trở nên khó khăn hơn.Thai nhi phát triển lớn đè lên dạ dày của mẹ làm cho cơ hoành và phổi bị chèn ép, gây ra cảm giác khó thở.
Thời điểm này, mẹ bầu tăng tiết dịch âm đạo, vì vậy cần vệ sinh phụ khoa sạch sẽ. Nếu có cảm giác dịch có mùi hay ngứa cần báo bác sỹ để được kiểm tra có viêm âm đạo không để điều trị phù hợp. Tạo đường ra sạch sẽ cho bé yêu sau này.
Do nhu cầu thai nhi tăng lên để phát triển, mẹ bầu sẽ xuất hiện tình trạng thiếu máu, thiếu dinh dưỡng. Hãy bổ sung qua chế độ ăn và thuốc hàng ngày các mẹ nhé.
Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị thiếu máu.
Mẹ có thể để ý thấy, nhất là vùng da bụng dưới, trở nên khô và có khi ngứa nhẹ, vì nó phải tiếp tục chịu căng giãn. Mẹ có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm chiết xuất từ thiên nhiên làm mềm da.
Bạn sẽ bị ợ nóng, khó tiêu và trào ngược axít dạ dày nhiều hơn. Hãy cố gắng chia nhỏ các bữa ăn hơn là ăn thật no và chia làm ít lần trong ngày.
3. Mẹ cần làm gì khi mang thai 32 tuần
Đây là mốc siêu âm, khám thai định kỳ để khảo sát dị tật thai đồng thời tiên lượng cuộc đẻ sắp tới. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện về tim, não, các cơ quan nội tạng khác, tiến hành đo chiều dài, cân nặng của bé ở tuần thai thứ 32 này có đạt chuẩn hay chưa. Xem ngôi thuận chưa? Rau, ối như thế nào? Để lựa chọn nơi sinh cho phù hợp.
Xét nghiệm máu thường quy để điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, dùng thuốc cho phù hợp với sự phát triển của bé yêu.
Lần đầu làm mẹ sẽ khiến cuộc sống của bạn có nhiều thay đổi. Đừng để những nỗi lo lắng lấn át. Hãy cố gắng thư giãn, suy nghĩ tích cực, chuẩn bị chu đáo để chào đón và chăm sóc sinh linh bé bỏng của mình.
- Lập danh sách những món lặt vặt cần mua trong tháng đầu tiên và nhờ một người phụ trách.
- Lên lịch và sắp xếp người chăm sóc những đứa con lớn hơn (nếu có).
Tham gia các lớp học tiền sản: Tìm hiểu cách rặn đẻ, các dấu hiệu của chuyển dạ…?
Mẹ cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé con bằng một chế độ hợp lý, đầy đủ các khoáng chất, protein và vitamin cho cơ thể.
4. Lời khuyên cho mẹ
Thời điểm này, cơ thể trẻ đã phát triển khá toàn diện. Lúc này nếu bé chào đời sớm thì cũng đã có thể tự phản xạ và điều khiển cơ thể. Tuy nhiên, trẻ sinh non luôn dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe và dinh dưỡng trẻ. Do đó thời điểm này mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu và triệu chứng của nguy cơ sinh non
- Đau bụng hoặc cảm giác vùng bụng trước căng thành cơn.
- Dịch tiết âm đạo bất thường: ra máu; ra dịch lỏng âm đạo, đó có thể là nước ối
Đặc biệt, nếu mẹ cảm nhận có trên 6 cơn co thắt trong vòng 1h, mỗi cơn co thắt kéo dài khoảng 30 – 45 giây thì hãy liên hệ tới bác sĩ hoặc tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Nhất là có kèm theo chảy máu âm đạo và/hoặc đau bụng khả năng rất cao bé bị sinh non.
- Theo dõi cử động của thai: Đạp nhiều hay ít hơn bình thường
Ngoài ra, nếu mẹ bầu thấy hay đau đầu; sốt; mệt mỏi, khó thở, tức ngực, ngất… thì đó cũng là những triệu chứng bất thường, mẹ bầu cần tới viện khám ngay.
Tham khảo bài viết: Sinh non và những điều cần biết
– Mẹ nên chuẩn bị gì khi sinh thường?
Bạn có thể tìm một bác sĩ hoặc hộ sinh để hướng dẫn bạn những cách thức thở và rặn khi sinh. Họ cũng giúp bạn hiểu thêm về những gì sẽ xảy ra trong quá trình chuyển dạ.
– Khi nào bạn nên sinh mổ?
Đa số trường hợp mổ sinh do các chỉ định về mặt y khoa như khung chậu mẹ hẹp, thai nhi quá to, bất tương xứng giữa khung chậu mẹ và thai nhi hoặc tư thế của thai nhi trong bụng mẹ bất thường như thai nhi nằm ngang hoặc nằm ngược
Phòng khám 43 Nguyễn Khang hy vọng bài viết trên sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi 32 tuần tuổi. Mang thai không chỉ là việc riêng của người phụ nữ. Vì vậy các ông bố nên quan tâm chăm sóc cho vợ, cho bé yêu trong bụng nhiều hơn. Các ông bố đừng bao giờ để mẹ thấy tủi thân hay vất vả nhé. Tâm trạng của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến đứa con trong bụng, hãy luôn sát cánh cùng các mẹ để mẹ an tâm hơn trong kỳ sinh nở quan trọng này.
Để đặt lịch khám nhanh chóng và thuận tiện, mẹ bầu có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc Zalo: 0342318318, Facebook:https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn