Sự phát triển của thai 37 tuần
09:12 - 15/03/2020 Lượt xem: 354
Ở tuần thai 37 mẹ sẽ trở nên rất nhạy cảm với những cơn co thắt và phân vân không biết đó có phải là dấu hiệu của chuyển dạ không? Vì vậy ở thời điểm này mẹ nên kiểm tra thai theo từng tuần. Hãy cứ trao đổi những thắc mắc của mình với […]
Ở tuần thai 37 mẹ sẽ trở nên rất nhạy cảm với những cơn co thắt và phân vân không biết đó có phải là dấu hiệu của chuyển dạ không? Vì vậy ở thời điểm này mẹ nên kiểm tra thai theo từng tuần. Hãy cứ trao đổi những thắc mắc của mình với bác sĩ.
1. Thai 37 tuần phát triển như thế nào?
Ở thời điểm này, thai nhi nặng khoảng hơn 2.9 kg và chiều dài từ đầu đến gót chân là 50 cm. Lớp mỡ cần thiết sẽ tiếp tục hình thành. Lớp mỡ này bao bọc bé và giúp giữ ấm cơ thể bé sau khi sinh ra. Mẹ cũng sẽ nhìn thấy bé khá mũm mĩm với các ngấn thịt ở khuỷu tay, cổ tay; đầu gối cũng như những vết hằn nhỏ tại vùng cổ hoặc đôi vai.
Não và phổi của bé tiếp tục hoàn thiện để đảm bảo khi chào đời ở tuần này bé không cần phải nằm trong lồng kính. Nếu mẹ dự định sinh mổ bác sĩ sản khoa sẽ không lên lịch thực hiện ca mổ lấy thai nhi trước tuần 39. Trừ khi có trường hợp bất thường bắt buộc phải can thiệp y tế sớm hơn.
Hệ thống miễn dịch của em bé cũng đang phát triển và sẽ tiếp tục hoàn thiện cho đến sau khi bé được sinh ra. Để trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn là một trong những cách đơn giản nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
2. Những lưu ý cho mẹ khi thai 37 tuần
– Gò cứng bụng
Ở giai đoạn này, các cơn co thắt Braxton Hicks (cơn đau giả) có thể xuất hiện thường xuyên và kéo dài hơn, khiến mẹ gặp nhiều khó chịu. Do đó, nên hỏi bác sĩ sản khoa rõ ràng để được hướng dẫn về những dấu hiệu chuyển dạ chính xác cũng như thời điểm phải nhập viện.
– Dịch âm đạo có máu
Mẹ sẽ nhận thấy sự gia tăng dịch tiết âm đạo. Nhưng nếu phát hiện chất nhầy nhuốm một lượng máu nhỏ thì đây có thể là báo hiệu sắp đến ngày sinh. Trong trường hợp mẹ bị chảy máu nặng hơn, nên đến bệnh viện sản khoa kiểm tra ngay lập tức.
– Lựa chọn một số bài tập
Mẹ có thể tham khảo cách tập luyện với bóng hoặc mát xa tầng sinh môn trong những ngày cận sinh. Những động tác này có tác dụng tăng cường sức mạnh của cơ bụng, cũng như mang lại sự thư giãn và nhẹ nhàng trong quá trình chuyển dạ sắp tới.
– Bổ sung nước
Các chuyên gia khuyên mẹ nên uống đủ 8 ly nước mỗi ngày sẽ giúp giảm bớt được tình trạng phù nề.
Ngoài ra, mẹ cũng nên hoàn tất việc trang trí phòng đón bé sơ sinh. Đừng quên thư giãn và nghỉ ngơi tối đa cả về thể chất lẫn tinh thần nhằm tạo cơ hội tốt nhất cho bé được sinh ra khỏe mạnh. Khi thấy gò cứng bụng mẹ cần phân biệt đâu là cơn co thắt giả và đâu là dấu hiệu chuyển dạ chính xác để có hướng xử trí phù hợp, kịp thời.
3. Chế độ dinh dưỡng và vận động của mẹ khi thai 37 tuần.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu đến tuần này vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ calo; chất dinh dưỡng và các vitamin cần thiết cho cơ thể. Bạn nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như: trứng; sữa, các loại tôm cá nhỏ ăn cả vỏ, các loại rau củ như đậu đỗ…
Mẹ cần tập trung bổ sung vitamin K vì đây là vitamin thiết yếu để tạo đông máu. Một lượng lớn vitamin K sẽ giúp cầm máu khi bé rời khỏi bụng Mẹ.
– Các nguồn bổ sung vitamin K:
- Các loại rau lá xanh gồm súp lơ xanh, mùi tây, cần tây…
- Dưa hấu, dưa vàng, đu đủ, dâu tây và lê
- Súp lơ, bắp cải, măng tây và cà chua
- Các loại đậu đỗ và ớt chuông
- Đậu tương, đậu ván
- Nếp cẩm, bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên cám
- Các loại sữa bầu, sữa tươi…
Bạn nên ăn những loại thức ăn tươi; nóng được nấu chín và đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn nên tránh uống rượu hoặc những chất kích thích như café hay những loại nước ngọt có ga.
Đừng quên các loại rau củ quả trong bữa ăn hằng ngày bạn nhé. Chú ý nên ăn nhiều các lại rau có màu xanh đậm, các loại cây họ đậu. Vì chúng cung cấp nhiều hơn chất xơ và giúp bạn tránh bị bệnh táo bón làm phiền.
– Vận động
Luyện tập các kỹ thuật thư giãn để giảm bớt căng thẳng và giảm mệt mỏi. Hãy thử một vài kỹ thuật sau:
Xoa bóp toàn thân, mặt hoặc chân. Tuy nhiên tránh đụng đến lưng.
Giữ hơi thở thư giãn.
Thực hiện động tác thư giãn bằng cách siết chặt và thả lỏng từng nhóm cơ trên toàn bộ cơ thể. Bắt đầu với ngón chân sau đó là ngón tay, cánh tay, bắp chân lần lượt một cách nhẹ nhàng.
Tập Yoga dành cho phụ nữ mang thai.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai 37 tuần. Nếu có thắc mắc hay có bất kì câu hỏi nào các mẹ có thể liên hệ qua Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn hoặc đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN để được tư vấn. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!