googleb578e89369db4e48.html

Sự phát triển của thai 38 tuần

01:56 - 16/03/2020 Lượt xem: 10586

1. Thai 38 tuần phát triển như thế nào? Thai 38 tuần có cân nặng khoảng từ 3 – 3,2kg và đang tiếp tục tích lũy mỡ nhằm giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể sau khi bé chào đời. Các hành động như nắm và mút tay cũng được bé thực hiện thường xuyên […]

1. Thai 38 tuần phát triển như thế nào?

Thai 38 tuần có cân nặng khoảng từ 3 – 3,2kg và đang tiếp tục tích lũy mỡ nhằm giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể sau khi bé chào đời. Các hành động như nắm và mút tay cũng được bé thực hiện thường xuyên hơn. Quá trình rèn luyện trong thời gian này cho phép trẻ sơ sinh có thể nắm lấy tay mẹ và ngậm mút bầu sữa ngay sau khi vừa chào đời.

Sự thay đổi có thể thấy rõ ở đôi bàn chân nhỏ bé của trẻ. Móng chân của bé bắt đầu mọc ra và độ dài đã chạm đến đầu ngón chân. Các dây thanh âm đã được tăng cường và phát triển hơn; giúp bé sẵn sàng cất tiếng khóc chào đời cũng như giao tiếp với bố mẹ thông qua những tiếng la khóc ngắn dài.

Sự phát triển của thai 38 tuần

Bộ não bắt đầu kiểm soát các chức năng của toàn bộ cơ thể. Từ hô hấp cho đến điều chỉnh nhịp tim. Tóc bé cũng đã mọc nhiều, chủ yếu là tóc tơ. Các chức năng khứu giác, thị giác, thính giác đã hoàn thiện. Bé có thể cảm nhận rõ những tác động bên ngoài bụng mẹ.

2. Sự thay đổi ở cơ thể mẹ khi thai 38 tuần

– Bụng tụt xuống, đi tiểu nhiều hơn.

Nếu bé đã chúi xuống khung chậu của bạn thì hình dạng cơ thể bạn sẽ thay đổi và mọi người thường trêu là bạn “đã tụt”. Mặc dù điều này làm cho bạn dễ thở hơn nhưng áp lực lên bàng quang sẽ lớn hơn khiến mẹ bầu hay có cảm giác buồn đi vệ sinh mặc dù không uống nhiều nước.

– Khó chịu, nặng nề ở vùng xương chậu

Thai 38 tuần tuổi đã quay đầu nằm xuống vùng xương chậu làm tăng áp lực lên hông. Bàng quang khiến mẹ bầu có cảm giác bị đau lưng, đau vùng xương chậu do sắp tới ngày sinh.

– Các cơn co thắt

Thai 38 tuần gò cứng bụng, những cơn co thắt với mức độ nhẹ, vừa, mạnh xuất hiện là dấu hiệu báo mẹ sắp sinh. Tuần 38 gò liên tục, các cơn gò còn được gọi là cơn đau đẻ giả nên bạn không phải quá lo lắng. Nhưng nếu bạn đau dưới bụng, ra máu hồng cùng lúc thì nên nhập viện theo dõi chuyển dạ.

– Phù nề bàn chân và mắt cá chân

Giai đoạn sắp sinh mẹ bầu thường gặp triệu chứng phù nề bàn chân do máu không lưu thông tốt. Vì vậy mẹ bầu nên tránh đứng một chỗ quá lâu, không mặc quần chật; giày dép chật để bàn chân được thoải mái máu lưu thông tốt nhất.

– Ngứa bụng, da bụng bị giãn căng

Vùng da bụng bị kéo dãn và căng như một cái trống. Rốn của bạn trông như thể nó bị bục ra ngoài và các vết rạn da sẽ có màu trắng, tím hoặc màu đỏ đậm. Những triệu chứng ngứa, khó chịu sẽ kết thúc khi mẹ sinh em bé.

Sự phát triển của thai 38 tuần

– Dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều

Thai 38 tuần ra dịch nhầy màu vàng nhạt, dịch đặc và có màu gần giống với lòng trắng trứng gà thì đây là hiện tượng báo hiệu mẹ sắp sinh em bé 1 – 2 tuần tới.

Hiện tượng này xảy ra khi nút nhầy bịt kín cổ tử cung bong ra kèm theo lượng máu nhỏ gọi là máu báo thai, báo hiệu em bé chuẩn bị chào đời.

– Rò rỉ, vỡ ối

Nước ối rò rỉ ra từ âm đạo kèm theo những cơn co thắt cổ tử cung cứ 15 phút một lần; hoặc mẹ đau lưng liên tiếp thì đây là dấu hiệu chuyển dạ thật. Với trường hợp này mẹ nên đến bệnh viện gấp.

– Máu báo thai

Mẹ quan sát thấy quần lót có dịch nhầy màu hồng hoặc màu nâu thì nên đến bệnh viện chuẩn bị cho việc sinh nở. Dấu hiệu này xuất hiện do các mạch máu trong cổ tử cung bị vỡ ra do quá trình giãn mạch, lượng máu báo thai sẽ không ra nhiều nhưng nó báo hiệu mẹ sắp sinh trong khoảng thời gian ngắn sắp tới.

– Dễ thở hơn

Tuần thai này mẹ sẽ thấy dễ thở hơn, không còn cảm giác tức ngực, thở mệt nhọc như trước nữa. Do thai đã di chuyển xuống phía dưới tử cung, không gây áp lực lên lồng ngực.

– Tâm lý thay đổi

Sắp sinh, mẹ sẽ có tâm lý lo lắng, hồi hộp chờ đợi ngày con yêu chào đời. Sự thay đổi về tâm lý này dẫn đến các triệu chứng như: Chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi… ở mẹ bầu.

3. Mẹ bầu cần làm gì khi mang thai 38 tuần.

– Chế độ dinh dưỡng:

Mẹ cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là Vitamin C và vitamin B1 (thiamin) 2 chất quan trọng cần bổ sung thêm ở tam cá nguyệt thứ 3.

Để tăng cường lượng vitamin nhóm B cần cho thai kỳ, mẹ có thể ăn ngũ cốc ăn sáng loại ít đường, giàu chất xơ. Các vitamin nhóm B gồm: vitamin B1 (thiamin), vitamin B2 (riboflavin), vitamin B6, vitamin B12, niacin và folate. Thịt heo, các loại đậu, gạo lứt và các loại rau lá xanh đậm cũng là những nguồn cung cấp vitamin B dồi dào.

– Chuẩn bị đồ trước đồ đi sinh

Sự phát triển của thai 38 tuần

    • Các giấy tờ như thẻ bảo hiểm, chứng minh thư nhân dân, bản sao hộ khẩu, sổ khám thai…
    • Luôn giữ điện thoại bên mình để gọi cho người thân hỗ trợ đi đẻ
    • Chuẩn bị tiền đi đẻ
    • Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi đẻ
    • Xin nghỉ làm khi thai 38 tuần để chờ sinh nếu mẹ cảm thấy đi lại khó khăn, mệt mỏi
    • Đặt và đăng ký sinh đẻ ở bệnh viện mẹ bầu có nhu cầu sinh tại đó

Đến với phòng khám 43 Nguyễn Khang, mẹ bầu sẽ được chăm sóc và theo dõi sức khỏe thai kỳ một cách toàn diện nhất bởi đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm về thai sản; hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp. Các mẹ có thể đặt lịch khám qua Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn  hoặc zalo: 0342.318.318 và qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN  để được tư vấn. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?