Sự phát triển của thai 39 tuần
02:45 - 16/03/2020 Lượt xem: 1488
Thai 39 tuần nặng khoảng 3,2 – 3,4 kg. Sản phụ đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Nếu đúng như dự kiến thì chỉ còn 1 hoặc 2 tuần nữa là mẹ bầu sẽ được gặp con. Tuy nhiên, thai nhi cũng đã sẵn sàng ra đời vào bất cứ ngày nào kể […]
Thai 39 tuần nặng khoảng 3,2 – 3,4 kg. Sản phụ đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Nếu đúng như dự kiến thì chỉ còn 1 hoặc 2 tuần nữa là mẹ bầu sẽ được gặp con. Tuy nhiên, thai nhi cũng đã sẵn sàng ra đời vào bất cứ ngày nào kể từ thời điểm này.
1. Thai 39 tuần phát triển như thế nào?
Kích thước của bé lúc này to cỡ một quả dưa hấu, với chiều dài khoảng 56cm. Trong đó, phần đầu của thai nhi chiếm khoảng 1/3 tổng số cân nặng. Thai nhi tuần 39 nặng bao nhiêu cũng còn tùy thuộc vào giới tính của trẻ. Nhìn chung thì bé trai sẽ có xu hướng nặng hơn bé gái một vài lạng.
Bé có kháng thể được truyền từ mẹ qua nhau thai để chống nhiễm bệnh sau khi chào đời và có nhiều kháng thể hơn khi được bú sữa mẹ. Da trẻ sơ sinh có thể mang màu đỏ hồng, do những mạch máu dưới da được nhìn thấy qua lớp biểu bì mỏng manh. Những em bé mũm mĩm lại thường có làn da trắng vì lớp mỡ dưới da dày hơn.
Các cơ quan đã hoàn thiện các chức năng. Vì thế bé yêu có thể chào đời bất cứ lúc nào vào thời điểm này.
Bé tụt sâu xuống tử cung, sẵn sàng ra bên ngoài. Vì vậy bé ít hoạt động hơn do bụng mẹ chật chội, hạn chế khả năng vận động của bé. Nếu đến giai đoạn này mà thai nhi vẫn chưa xoay đầu, nhân viên hộ sinh sẽ hỗ trợ và hướng dẫn mẹ thực hiện một số bài tập cụ thể nhằm giúp bé xoay đầu, hạn chế việc phải sinh mổ. Có thể tham khảo bài tập nghiêng xương chậu hoặc quỳ gối dang rộng chân. Sau đó cúi xuống để ngực và bụng chạm sàn, lặp lại động tác 3 lần/ngày.
2. Sự thay đổi của mẹ khi mang thai 39 tuần
Sau nhiều tháng trông đợi, ngày dự sinh đã cận kề. Thế nhưng mẹ vẫn chưa thấy bất kỳ dấu hiệu đặc biệt nào. Thật sốt ruột và lo lắng! Bình tĩnh mẹ nhé. Ngày dự sinh dựa vào kỳ kinh cuối chỉ mang tính tham khảo mà thôi. Nếu mẹ rụng trứng trễ hơn thời điểm dự kiến thì nhiều khả năng bé sẽ sinh ra trễ hơn ngày dự sinh. Kể cả với ngày dự sinh được tính toán chính xác, cũng có những phụ nữ mang thai kéo dài hơn mà không có lý do rõ ràng.
3. Những lưu ý trong tuần 39 của thai kỳ
Việc nhận ra các dấu hiệu chuyển dạ trong những ngày cận sinh này là rất quan trọng, bao gồm một số biểu hiện sau:
- Vỡ ối: Có thể là dòng chảy lớn hoặc chỉ rò rỉ nước ối nhẹ;
- Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy hoặc buồn nôn có khả năng xuất hiện trước khi bắt đầu chuyển dạ;
- Bản năng “làm tổ”: Sự xuất hiện của một nguồn năng lượng rất lớn thúc đẩy mẹ chuẩn bị sẵn sàng chào đón con.
- Mất nút nhầy: Một nút nhầy niêm phong tử cung của mẹ có thể không còn nữa thông qua quá trình kiểm tra độ mở của tử cung;
- Chảy máu âm đạo: Mao mạch cổ tử cung bị vỡ do sự giãn nở và tràn máu ra ngoài, khiến cho dịch tiết âm đạo có màu hồng hoặc nhuốm đỏ.
- Đau nhói từ âm đạo xuống chân
- Cơn đau “giả”: Mẹ có thể nhận thấy nhiều cơn co thắt Braxton Hicks hơn khi chuẩn bị chuyển dạ, cần đến bệnh viện ngay nếu cơn gò có tần suất thường xuyên và mức độ dữ dội hơn.
4. Lời khuyên cho mẹ
- Siêu âm, khám thai cân đo huyết áp, thử nước tiểu, kiểm tra cổ tử cung; xác định ngôi thai, nước ối, bánh rau… để tiên lượng cuộc đẻ sắp tới
- Mẹ nên uống nhiều nước và ăn uống đủ chất. Tốt nhất mẹ nên ăn 3 phần thịt, cá và 5 phần rau xanh; trái cây mỗi ngày để cân bằng dưỡng chất cho cơ thể đồng thời hạn chế khả năng táo bón.
- Hạn chế suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng. Mẹ có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc và làm các công việc nhà nhẹ nhàng.
- Thai nhi 39 tuần tuổi của mẹ đã rất lớn vì thế tử cung mẹ cần giãn nở hết cỡ để em bé được thoải mái nhất. Đi bộ nhiều là một cách tốt để kéo giãn cổ tử cung của mẹ, điều này cũng giúp mẹ sinh em bé dễ dàng hơn khi lâm bồn.
Phòng khám 43 Nguyễn Khang có dịch vụ chăm sóc sức khỏe mẹ bầu từ khi chậm kinh đến khi sinh với đầy đủ các xét nghiệm thường quy. Để đặt lịch các mẹ có thể liên hệ trực tiếp hoặc hotline tại đây. Chúc các mẹ bầu “mẹ tròn con vuông”!