Sự phát triển của thai 9 tuần và lời khuyên cho mẹ bầu
09:25 - 09/02/2020 Lượt xem: 583
1. Sự phát triển của thai 9 tuần Ở giai đoạn này, thai nhi đã dài khoảng 2 – 2.9 cm lớn bằng một trái ô liu. Đầu của thai nhi vẫn có kích thước lớn hơn thân, nhưng sẽ trở nên cân đối hơn trong các tuần tiếp theo. Trong tuần thứ 9, đuôi […]
1. Sự phát triển của thai 9 tuần
Ở giai đoạn này, thai nhi đã dài khoảng 2 – 2.9 cm lớn bằng một trái ô liu. Đầu của thai nhi vẫn có kích thước lớn hơn thân, nhưng sẽ trở nên cân đối hơn trong các tuần tiếp theo.
Trong tuần thứ 9, đuôi của thai nhi đã biến mất hoàn toàn và được thay thế bằng hai chân và các ngón chân đã xuất hiện.
Cơ quan sinh dục đã bắt đầu lộ ra bên ngoài. Các cơ quan, cơ và dây thần kinh của bé dần về đúng vị trí. Đôi mắt của bé được hình thành hoàn toàn, nhưng mí mắt nhắm khít, không mở ra cho đến tuần thứ 27.
4 ngăn tim đã được hình thành và các nội tạng khác đang được phát triển. Một số cơ nhỏ ở chân và tay đã được hình thành. Vì vậy thai nhi sẽ có những cử động ngẫu hứng. Những chiếc răng sữa nhỏ và xương hàm cũng đang được hình thành.
2. Thay đổi của mẹ khi thai nhi được 9 tuần tuổi.
Triệu chứng nghén vẫn còn xuất hiện nhiều: Thời điểm này vẫn là khoảng thời gian vất vả của mẹ bầu với những triệu chứng nghén rất điển hình và chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Mệt mỏi: Ở tuần thai này, mẹ bầu sẽ vẫn cảm thấy mệt mỏi do ảnh hưởng của tình trạng nghén. Cảm giác mệt mỏi này sẽ giảm dần khi nồng độ nội tiết được ổn định hơn. Khi nhau thai được hình thành một cách hoàn thiện.
Đi tiểu thường xuyên: Đây là một hiện tượng thường gặp trong tuần thai này. Mẹ bầu có thể đi tiểu rất nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân do hormone hCG làm tăng lượng máu đưa đến thận và làm tăng chức năng lọc cặn bã của thận; cùng với việc thai nhi đang phát triển và chèn ép vào bàng quang làm giảm sức chứa của bàng quang. Gây cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn.
Cảm giác đau và khó chịu ở ngực: Khi mang thai, ngực của bạn sẽ dần to lên và tạo ra cảm giác đau hoặc khó chịu do cơ thể bạn đang chuẩn bị tạo ra sữa cho em bé. Cảm giác đau sẽ giảm nhiều sau 3 tháng đầu thai kỳ.
Ngoài ra, các hiện tượng đầy hơi và táo bón sẽ tiếp tục như ở tuần thai trước.
3. Lời khuyên cho mẹ bầu
- Đây có thể là thời điểm thích hợp để mẹ bầu thông báo cho tất cả người thân và bạn bè về sự xuất hiện của thiên thần bé nhỏ trong bụng. Để nhận được sự chúc mừng và giúp đỡ của mọi người nếu cần thiết.
- Bổ sung đầy đủ các loại thuốc bổ do bác sĩ kê đơn để thai nhi được phát triển một cách toàn diện nhất.
- Vẫn tiếp tục thực hiện chế độ ăn chia nhỏ làm nhiều bữa; bổ sung hoa quả để duy trì sức khỏe trong khi mẹ bị ốm nghén.
- Khi thai được 9 tuần, mẹ bầu có thể lên kế hoạch cho việc theo dõi và quản lý thai; thai giáo và sau sinh phù hợp với môi trường và mong muốn của mẹ bầu.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang