Thai 14 tuần tuổi phát triển ra sao?
08:28 - 12/02/2020 Lượt xem: 1059
Ở tuần 14, thai đã ổn định hơn, khả năng động thai cũng thấp hơn so với tam nguyệt cá thứ nhất. Mẹ cũng giảm dần các triệu chứng ốm nghén. Lúc này mẹ có thể tham gia các lớp tập bơi, yoga cho bà bầu. Đây được coi là thời gian dễ chịu nhất […]
Ở tuần 14, thai đã ổn định hơn, khả năng động thai cũng thấp hơn so với tam nguyệt cá thứ nhất. Mẹ cũng giảm dần các triệu chứng ốm nghén. Lúc này mẹ có thể tham gia các lớp tập bơi, yoga cho bà bầu. Đây được coi là thời gian dễ chịu nhất của mẹ trong quá trình mang thai.
1. Thai 14 tuần phát triển như thế nào?
Sự phát triển của thai nhi 14 tuần
- Ở tuần 14, bé đã tăng lên 45g và có chiều dài cơ thể 8,7cm (đo từ đầu đến mông). Tuần tuổi này bé có kích thước tương đương quả chanh dây.
- Hệ xương phát triển nhanh:Xương của bé đang chuyển từ trạng thái xương sụn sang xương cứng.
- Các nang tóc của bé cũng đã bắt đầu hình thành nhưng chưa rõ rệt.
- Hormone tuyến giáp được sản xuất.
- Toàn thân thai nhi được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm.
- Lách thai nhi bắt đầu sản sinh hồng cầu.
- Phân su xuất hiện trong ruột thai nhi.
- Trong tuần này hoặc tuần kế tiếp, giới tính thai nhi sẽ nhìn thấy được rõ ràng
Thai nhi 14 tuần biết làm gì?
Ở tuần này, thai nhi có nhiều chuyển động đa dạng hơn. Bé biết ưỡn mình, dạng chân tay. Thỉnh thoảng con còn nấc và đạp qua lại. Một số mẹ mảnh mai hoặc sinh con thứ 2 thì rất có thể mẹ sẽ cảm nhận được bé đang cử động trong bụng.
Còn một số mẹ khác thì phải đợi thêm vài tuần nữa, thì những chuyển động này sẽ rõ ràng hơn. Và một điều tuyệt vời là ở tuần này thai nhi có khả năng phản ứng với các kích thích bên ngoài như nghe nhạc, nhìn được ánh sáng. Thế nên mẹ đừng quên:
- Hát hoặc cho bé nghe nhạc thường xuyên để xây dựng nền tảng cảm thụ âm nhạc cũng như giúp bé hoàn thiện cơ quan thính giác.
- Đọc sách và trò chuyện với bé những khi rảnh rỗi. Đó là một cách giúp bé làm quen với giọng nói của mẹ cũng như kích hoạt khả năng tiềm thức ngôn ngữ của thai nhi.
2. Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 14
– Cơ thể bớt mệt mỏi
– Không còn buồn nôn và nôn: đa số thai phụ khi bước sang ba tháng giữa của thai kỳ không còn các biểu hiện của ốm nghén nữa.
– Vú tiếp tục phát triển to lên nhưng bớt nhạy cảm: dù vú tiếp tục phát triển to lên và xuất hiện những thay đổi (ví dụ: quầng vú sậm màu), nhưng sự nhạy cảm đã giảm dần, không còn như ba tháng đầu.
– Cảm nhận được chuyển động của thai nhi. Mẹ vẫn có thể cảm nhận được cử động của bé trong khoảng tháng thứ tư của thai kỳ, tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi đây là lần mang thai thứ hai hoặc mang thai tiếp theo của mẹ.
– Vị giác quay trở lại: buồn nôn và nôn đã không còn, vị giác sẽ quay trở lại. Hãy ăn đủ bữa, thành phần bữa ăn lành mạnh và cân bằng, đủ chất, duy trì nồng độ đường huyết ổn định, tránh những thức ăn không tốt cho sức khỏe.
– Bị táo bón
– Bị ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng
– Thỉnh thoảng bị ngất hay chóng mặt, đặc biệt là khi thay đổi vị trí đột ngột
– Nướu nhạy cảm đến mức bị chảy máu khi đánh răng
– Tăng dịch tiết âm đạo
3. Lời khuyên cho mẹ khi thai 14 tuần.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Tập các bài tập nhẹ nhàng dành cho mẹ bầu : Yoga, đi bộ…
Thời gian rảnh mẹ có thể nói chuyện với bé; tìm hiểu và lên kế hoạch rõ ràng hơn về chế độ nghỉ thai sản. Những quỹ chi tiêu cho thời gian sắp tới.
Đi khám thai định kì theo lịch hẹn của bác sĩ . Nếu có những dấu hiệu bất thường như: Đau bụng, ra máu nhiều… thì đi khám lại ngay.
Với đội ngũ các bác sĩ có chuyên môn giỏi và tất cả bác sĩ đều có kinh nghiệm khám, siêu âm trên 10.000 thai phụ. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang sẽ là một trong nơi mà mẹ bầu hoàn toàn yên tâm và tin tưởng.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang