googleb578e89369db4e48.html

Sự phát triển của thai 15 tuần

09:50 - 16/02/2020 Lượt xem: 775

Thai 15 tuần tuổi được xem là khoảng thời gian ổn định của thai kỳ. Vì lúc này, mẹ bầu không còn các triệu chứng ốm nghén, dễ ăn uống và khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, em bé cũng phát triển nhanh chóng. Mẹ có thể cảm nhận được những cử động của bé […]

Thai 15 tuần tuổi được xem là khoảng thời gian ổn định của thai kỳ. Vì lúc này, mẹ bầu không còn các triệu chứng ốm nghén, dễ ăn uống và khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, em bé cũng phát triển nhanh chóng. Mẹ có thể cảm nhận được những cử động của bé trên thành bụng.

1. Thai nhi 15 tuần phát triển như thế nào?

Khi được 15 tuần tuổi, bé có chiều dài khoảng 11,4 cm tính từ đầu đến mông; và nặng khoảng 57 – 65g. Ngoại hình của bé dần dần trở nên giống với hình ảnh của một em bé thu nhỏ.

Tai của bé có thể đã đạt đến vị trí hoàn chỉnh ở hai bên đầu.

Lớp da của bé bắt đầu phát triển; nhưng vẫn còn rất mỏng và mờ đến mức mẹ có thể nhìn thấy các mạch máu phía trong.

Hệ xương và cơ của bé tiếp tục phát triển và khoẻ hơn.

Bé có thể cử động các ngón tay và ngón chân, nắm tay, hoặc thậm chí ngậm ngón tay.

Sự phát triển của thai 15 tuần
Thai 15 tuần có kích thước bằng một quả táo

2. Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở thai 15 tuần

Phần đáy tử cung đã ở vào khoảng giữa xương mu và rốn, các vòng dây chằng đỡ tử cung đang dày lên và giãn ra khi tử cung lớn dần. Mẹ sẽ cảm thấy khỏe hơn rất nhiều vì đang ở giai đoạn ổn định của thai kỳ. Mẹ cũng ít buồn nôn hơn, ít thay đổi cảm xúc hơn.

Chóng mặt: Nếu cảm thấy chóng mặt, muốn ngất xỉu; hãy nằm xuống ngay lập tức, hoặc ngồi cúi đầu giữa hai đầu gối. Nếu không thể có chỗ có thể nằm hay ngồi xuống, hãy quỳ xuống và cúi đầu xuống phía trước để tránh ngất xỉu và có thể bị thương nếu ngã.

Đau đầu: Nội tiết tố, mệt mỏi, căng thẳng,… tất cả đều có thể gây ra đau đầu. Để giảm đau, hãy thử ngồi ở nơi tối, yên tĩnh.

Bộ não khi mang thai: Không thể nhớ những việc bình thường; hay quên đồ vật, đi ra đi vào mà không nhớ định làm gì…. Hãy sử dụng bất kỳ thứ gì có thể (như giấy ghi chú, điện thoại, máy tính bảng,…) để giúp sắp xếp mọi việc và tránh quên những điều quan trọng.

3. Mẹ cần làm gì?

Mẹ đã nghĩ đến tên cho bé yêu chưa? Mẹ có thể bắt đầu bằng danh sách những tên mà Mẹ yêu thích, trao đổi danh sách đó cùng Bố để tìm ra được những cái tên mà cả hai cùng yêu thích trước khi tham khảo ý kiến những thành viên khác trong gia đình

Trò chuyện với bé là hoạt động tuyệt vời giúp gia tăng sự gắn kết giữa mẹ và bé. Đơn giản thôi, mỗi ngày bạn chỉ cần dành một khoảng thời gian nhất định, đặt nhẹ tay lên bụng và thì thầm với bé về những việc làm trong ngày của mình, hoặc đọc cho bé nghe một câu chuyện yêu thích, hay chia sẻ những mong muốn của bạn…

Đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết: Sắt,canxi,DHA…

 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?