Sự thay đổi của mẹ bầu vào tuần thứ 6

16:05 - 04/04/2022 Lượt xem: 436 Tác giả: Thanh Nga

Vào tuần thứ 6, thai phụ có thể cảm nhận thấy một vài sự thay đổi như vòng bụng dần to ra, eo dầy lên, bỗng nhiên thấy chán nản, lo âu ,... Đây hoàn toàn là những thay đổi bình thường trong thai kỳ. Thai phụ cần ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và đến gặp bác sĩ để được tư vấn khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.

1. Thai phụ thay đổi như thế nào vào tuần thứ 6 ?

Vào tuần thứ 6, thai phụ có thể trải qua một số thay đổi sau:

  • Ở tuần thứ 6 của thai kỳ, thai phụ có thể đã tăng được vài cân hoặc nếu có thể đã giảm cân nếu bị ốm nghén nhiều
  • Thai phụ vẫn còn có thể bị buồn nôn, nhạy cảm với mùi của một số loại thức ăn
  • Thai phụ có thể bắt đầu nhận thấy một số thay đổi trên cơ thể như quần áo trở nên chật hơn một chút quanh eo, chân và ngực đầy đặn hơn, bụng to hơn một chút
  • Lúc này, cảm giác nặng và đầy ở vùng chậu có thể trở nên rõ nét hơn
  • Khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ nhận thấy sự thay đổi kích thước tử cung
  • Thai phụ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Có thể thấy luôn thèm ngủ hoặc ngược lại mất ngủ
  • Từ tuần thứ 6 trở đi, thai phụ có thể cảm nhận hơi đau ở dưới thắt lưng mà trước khi có thai chưa từng bị. Đau lưng thường là do áp lực từ tử cung đang lớn dần tác động lên cột sống phía dưới
  • Ở tuần thứ 6, tâm trạng của thai phụ vẫn thay đổi khá thất thường. Thai phụ dễ dàng cảm thấy buồn rầu, chán nản, lo âu rồi bỗng nhiên lại trở nên vui vẻ, hạnh phúc. Đó là sự thay đổi bình thường khi mang thải do sự tăng giảm bất thường của hormon trong cơ thể

2. Những điều thai phụ nên làm trong tuần thứ 6

  • Vì kích thước cơ thể đã dần thay đổi nên thai phụ cần lựa chọn các loại quần áo rộng rãi, thoải mái, nên chọn quần lưng thun hoặc đầm rộng
  • Thai phụ cần có chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón
  • Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

bổ sung vitamin và khoáng chất cho thai phụ ở tuần thứ 6

  • Tránh xa các tác nhân có nguy cơ gây hại cho thai nhi như rượu bia, thuốc lá, hóa chất, một số loại thuốc, tia X-quang,...
  • Mẹ bầu có thể vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ hoặc tập những bài yoga dành cho bà bầu.

3. Những điều người mẹ nên tránh

  • Uống rượu bia hoặc các thức uống có cồn.
  • Hút thuốc lá.
  • Vận động nhiều như chạy nhảy, làm việc nặng.
  • Lo âu, căng thẳng, stress.
  • Thức khuya.
  • Sử dụng thuốc tùy tiện, nhất là kháng sinh mà không có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp mẹ bầu vượt qua những khó khăn ban đầu của quá trình mang thai. Từ đó, các bạn sẽ có một thai kỳ ổn định và khỏe mạnh hơn.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

 

 

Bài viết liên quan

Các mũi tiêm và mốc tiêm cho bà bầu trước và trong khi mang thai
Nguyên nhân chính khiến IVF thất bại
Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
Nguyên nhân sinh non mẹ bầu cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh
Các bước thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ